Trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua du lịch di sản," do tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) thực hiện đã tiến hành hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống.
Sắp tới, những sản phẩm đầu tiên của chương trình này sẽ được giới thiệu tại Festival Huế 2012.
Chương trình được các chuyên gia gốm hàng đầu của Nhật Bản - ông Mizokami Yoshihiro hướng dẫn. Các nghệ nhân của làng nghề Phước Tích vừa học cách sản xuất sản phẩm mới phục vụ đời sống và du lịch trên kỹ thuật chế tác gốm cổ của làng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực Nhật Bản còn hướng dẫn kỹ thuật nấu ăn cho khoảng 15 bà nội trợ là người dân trong làng. Những món ăn dân dã quen thuộc của làng quê kết hợp với các sản phẩm gốm của làng nay trở nên hấp dẫn, thu hút khách du lịch như một đặc trưng riêng của người dân Phước Tích.
Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) nằm bên con sông Ô Lâu, với nghề gốm cổ tồn tại đến nay đã hơn 500 năm. Làng không có ruộng, chỉ có nghề gốm gắn bó, nuôi sống họ và trường tồn cho đến ngày nay. Trong làng hiện còn gần 20 nghệ nhân có tay nghề, có thể làm nên những sản phẩm gốm tinh xảo như ấm, bình vôi, chậu hoa, tách, niêu; bên cạnh các thợ làm nguội tài hoa như Lương Thanh Phát, Nguyễn Duy Tùng, Nguyễn Duy Mai, Lương Thanh Viên cùng các thợ đốt lò cự phách như Nguyễn Bá Trung, Lê Trọng Diễn, Lương Vĩnh Viễn là những báu vật nhân văn sống của làng nghề hiện nay.
Tuy nhiên, sản phẩm tiêu thụ ngày càng giảm, bởi hàng nhôm nhựa tràn ngập thị trường nên ở Phước Tích bây giờ "người già thì giữ nghề, lớp trẻ thì đi làm ăn xa khắp nơi."
Làng cổ Phước Tích hiện nay vẫn còn giữ được phong cách của một ngôi làng cổ Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình, mái chùa, nhà rường mái ngói rêu phong, cổ kính. Làng hiện còn bảo tồn gần như nguyên trạng gần 20 ngôi nhà cổ (còn gọi là nhà rường). Mỗi nhà đều gắn với lịch sử họ tộc, làng xã có từ thời Lê năm 1470, nổi tiếng khắp trong vùng.
Hiện mỗi nhà đều gắn với mảnh vườn xum xuê cây trái, nhà nào cũng có vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu, tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình. Chính vì thế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức và đưa du khách đến với Phước Tích bằng tour du lịch "Hương xưa làng cổ" từ Festival Huế 2008 đến nay./.
Sắp tới, những sản phẩm đầu tiên của chương trình này sẽ được giới thiệu tại Festival Huế 2012.
Chương trình được các chuyên gia gốm hàng đầu của Nhật Bản - ông Mizokami Yoshihiro hướng dẫn. Các nghệ nhân của làng nghề Phước Tích vừa học cách sản xuất sản phẩm mới phục vụ đời sống và du lịch trên kỹ thuật chế tác gốm cổ của làng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực Nhật Bản còn hướng dẫn kỹ thuật nấu ăn cho khoảng 15 bà nội trợ là người dân trong làng. Những món ăn dân dã quen thuộc của làng quê kết hợp với các sản phẩm gốm của làng nay trở nên hấp dẫn, thu hút khách du lịch như một đặc trưng riêng của người dân Phước Tích.
Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) nằm bên con sông Ô Lâu, với nghề gốm cổ tồn tại đến nay đã hơn 500 năm. Làng không có ruộng, chỉ có nghề gốm gắn bó, nuôi sống họ và trường tồn cho đến ngày nay. Trong làng hiện còn gần 20 nghệ nhân có tay nghề, có thể làm nên những sản phẩm gốm tinh xảo như ấm, bình vôi, chậu hoa, tách, niêu; bên cạnh các thợ làm nguội tài hoa như Lương Thanh Phát, Nguyễn Duy Tùng, Nguyễn Duy Mai, Lương Thanh Viên cùng các thợ đốt lò cự phách như Nguyễn Bá Trung, Lê Trọng Diễn, Lương Vĩnh Viễn là những báu vật nhân văn sống của làng nghề hiện nay.
Tuy nhiên, sản phẩm tiêu thụ ngày càng giảm, bởi hàng nhôm nhựa tràn ngập thị trường nên ở Phước Tích bây giờ "người già thì giữ nghề, lớp trẻ thì đi làm ăn xa khắp nơi."
Làng cổ Phước Tích hiện nay vẫn còn giữ được phong cách của một ngôi làng cổ Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình, mái chùa, nhà rường mái ngói rêu phong, cổ kính. Làng hiện còn bảo tồn gần như nguyên trạng gần 20 ngôi nhà cổ (còn gọi là nhà rường). Mỗi nhà đều gắn với lịch sử họ tộc, làng xã có từ thời Lê năm 1470, nổi tiếng khắp trong vùng.
Hiện mỗi nhà đều gắn với mảnh vườn xum xuê cây trái, nhà nào cũng có vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu, tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình. Chính vì thế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức và đưa du khách đến với Phước Tích bằng tour du lịch "Hương xưa làng cổ" từ Festival Huế 2008 đến nay./.
Quốc Việt (Vietnam+)