Thảo nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La là tên gọi được gắn với việc trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc có từ mấy chục năm nay.
Đây là vùng thảo nguyên duy nhất có ở Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 200km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Mộc Châu là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80km, rộng 25km với 1.600ha đồng cỏ.
Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc. Nơi đây khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 18-22 độ C, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tuy nhiên tiềm năng này chưa được địa phương chú trọng đầu tư và khai thác.
Tiềm năng du lịch
Cao nguyên Mộc Châu bấy lâu nay du khách mới biết đến là vùng chè thảo nguyên, sữa, mật ong Mộc Châu mà chưa thấy hết được tiềm năng du lịch tiềm ẩn của vùng đất, con người nơi đây. Khu du lịch này không chỉ có nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng mà còn có thể khai thác du lịch điền giã, du lịch văn hóa lễ hội các dân tộc, du lịch đường sông. Bên cạnh đó, về mặt sinh thái, ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên về cánh đồng chè, đồng cỏ mênh mông hút tận chân mây.
Cao nguyên Mộc Châu còn ẩn chứa bởi những khu rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha rộng 27.000 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.
Theo điều tra khảo sát của các nhà bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh này tập trung trên 300 loài thực vật, 80 loài thú, khoảng 200 loài chim và 30 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như voọc xám, vượn đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lớn, báo gấm, gấu ngựa, sói đỏ, sóc bay.
Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ôtô theo đường chính, hoặc dọc theo suối đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước hùng vĩ. Tương truyền trong dân gian dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy thác nằm thấp hơn đường nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200m, nhưng trong khoảng cách đó là một bãi đất bằng phẳng, nay được Tập đoàn Đông Dương đang xây dựng khu khách sạn, nơi vui chơi giải trí, tổ chức các lễ hội phục vụ khách tham quan du lịch.
Mộc Châu còn là cửa ngõ Tây Bắc, nơi điểm dừng cho hành trình các tua du lịch liên vùng: Hà Nội - Sơn La - Điện Biên Phủ - Sa Pa - Lào Cai. Theo đó còn có tuyến du lịch liên quốc gia Hà Nội - Sơn La - Luang Phrabang (cố đô Lào) - Thái Lan; tuyến du lịch Sơn La - Lai Châu - Vân Nam (Trung Quốc) mà ngành du lịch Việt Nam đã quy hoạch. Hệ thống dịch vụ phục vụ tương đối tốt có thể đáp ứng các nhu cầu về đi lại, thông tin liên lạc toàn cầu, lưu trú, hội họp, ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh...
Lên Mộc Châu, Sơn La, Tây Bắc vào đúng dịp diễn ra các lễ hội như Lễ hội cầu mưa của người Thái ở thành phố Sơn La; lễ hội "Xên bản, Xên Mường" của dân tộc Thái ở Thuận Châu; lễ hội "Cầu mùa" dân tộc Khơ Mú, "Cầu Mưa" dân tộc Thái Yên Châu; lễ hội "Pàng A nụ ban" dân tộc La Ha - Mường La, lễ "Hạn khuống" dân tộc Thái Thuận Châu; lễ hội "Xíp xí" dân tộc Thái trắng Phù Yên; lễ "Lập tịnh" dân tộc Dao Mộc Châu; lễ "gội đầu" dân tộc Thái trắng Quỳnh Nhai; lễ hội "Ksaisatíp" dân tộc Sinh Mun ở Yên Châu, lễ hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu mới thấy nhiều điều thú vị, bản sắc văn hoá độc đáo của vùng Tây Bắc.
Nhưng hội tụ văn hóa lễ hội nhộn nhịp hơn cả mà khách du lịch có thể hòa đồng cùng người dân tham gia các trò chơi dân giã như bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, đánh quay, ném pao, tó má lẹ trong dịp lễ hội vào 1/9 trên cao nguyên Mộc Châu. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội, du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Theo điều tra của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tại tỉnh Sơn La có thể khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó có một số làng bản dân tộc tiêu biểu có giá trị du lịch cần được đầu tư phát triển gắn với xóa đói giảm nghèo như bản Phụ Mẫu 1, bản Phụ Mẫu 2, bản Nà Bai (xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu), bản Hài, Bản Cá, Bản Bó, bản Tông, bản Hụm (thành phố Sơn La), bản Han 2, Han 4, Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên), bản Lướt dân tộc Thái (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La), bản Ca, bản Đúc (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai), trung tâm xã Hồng Ngài - văn hóa dân tộc Mông gắn với hang Vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Sau hơn 1 năm cải tạo và xây dựng, đến nay Công ty Du lịch nối vòng tay (HANDSPAN) – Hà Nội và gia đình ông Hà Văn Quyết, bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đã giới thiệu khu nhà nghỉ du lịch tại cộng đồng.
Bản Dọi cách thị trấn Nông trường Mộc Châu khoảng 40km đường trải nhựa, đến bên hồ thủy điện Hòa Bình, qua những làng bản của đồng bào Thái, Mường, Mông vùng thung lũng xã Tân Lập , huyện Mộc Châu (Sơn La). Ngay bên quả núi phía sau của bản Dọi có nhiều hang động, trong đó hang động mộ táng treo gọi là hang Trung Xá, hang Phây Đón được cho là đã tồn tại trên 200 năm có thể thu hút khách du lịch khám phá lịch sử, văn hóa cộng đồng của cư dân vùng đất này.
Anh Hà Văn Quyết chủ ngôi nhà làm dịch vụ du lịch cộng đồng đầu tiên ở bản Dọi, cho biết: Gia đình cùng khách du lịch nấu những món dân tộc, thực phẩm thì hái tại vườn nhà. Khách có nhu cầu thì chỉ dẫn đi tham quan điền dã để làm sao họ gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập cộng đồng cùng dân bản sở tại.
Khu nhà nghỉ gồm 8 gian, rộng 130m2, thiết kế theo loại hình du lịch homestay - du lịch được sống trong ngôi nhà của dân thay vì đến các khách sạn, nhà nghỉ. Công trình được xây dựng trên nếp nhà sàn sẵn có của gia đình ông Hà Văn Quyết, Công ty HANDSPAN đầu tư trên 1 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tạo ra nét độc đáo từ cách thiết kế các gian nhà mái lợp cọ đẹp mắt và lôi cuốn, Công ty còn tận dụng vẻ đẹp của tự nhiên, giúp du khách được trải nghiệm cùng các hoạt động đời thường của người dân địa phương như: lên rừng thăm thú, ra đồng hái chè, xuống suối bắt cá, tham quan các danh thắng, những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, thưởng thức các món ăn ngon của địa phương trên cơ sở chế biến phù hợp khẩu vị với người nước ngoài.
Dự kiến khu nhà nghỉ đảm bảo phục vụ 20 khách du lịch/ngày. Công ty phấn đấu thu hút 1.500 khách nước ngoài/năm đến bản Dọi.
Anh Vũ Thế Vĩnh, Giám đốc Công ty Du lịch HANDSPAN cho biết, đây là mô hình đầu tiên mà chúng tôi đầu tư cùng với chủ nhà nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch nước ngoài theo tuyến. Họ muốn lưu trú lại nhà ở cộng đồng, khám phá những nét hoang sơ văn hóa. Sau này mô hình nhà nghỉ cộng đồng như thế này sẽ được phát triển ra nhiều bản trong khu vực của huyện Mộc Châu nói riêng và một số điểm du lịch ở Tây Bắc.
Khu du lịch Mộc Châu đang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La quy hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách du lịch đến với Sơn La, đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ tài nguyên môi trường thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển du lịch bền vững./.
Đây là vùng thảo nguyên duy nhất có ở Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 200km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Mộc Châu là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80km, rộng 25km với 1.600ha đồng cỏ.
Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc. Nơi đây khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 18-22 độ C, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tuy nhiên tiềm năng này chưa được địa phương chú trọng đầu tư và khai thác.
Tiềm năng du lịch
Cao nguyên Mộc Châu bấy lâu nay du khách mới biết đến là vùng chè thảo nguyên, sữa, mật ong Mộc Châu mà chưa thấy hết được tiềm năng du lịch tiềm ẩn của vùng đất, con người nơi đây. Khu du lịch này không chỉ có nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng mà còn có thể khai thác du lịch điền giã, du lịch văn hóa lễ hội các dân tộc, du lịch đường sông. Bên cạnh đó, về mặt sinh thái, ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên về cánh đồng chè, đồng cỏ mênh mông hút tận chân mây.
Cao nguyên Mộc Châu còn ẩn chứa bởi những khu rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha rộng 27.000 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.
Theo điều tra khảo sát của các nhà bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh này tập trung trên 300 loài thực vật, 80 loài thú, khoảng 200 loài chim và 30 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như voọc xám, vượn đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lớn, báo gấm, gấu ngựa, sói đỏ, sóc bay.
Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ôtô theo đường chính, hoặc dọc theo suối đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước hùng vĩ. Tương truyền trong dân gian dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy thác nằm thấp hơn đường nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200m, nhưng trong khoảng cách đó là một bãi đất bằng phẳng, nay được Tập đoàn Đông Dương đang xây dựng khu khách sạn, nơi vui chơi giải trí, tổ chức các lễ hội phục vụ khách tham quan du lịch.
Mộc Châu còn là cửa ngõ Tây Bắc, nơi điểm dừng cho hành trình các tua du lịch liên vùng: Hà Nội - Sơn La - Điện Biên Phủ - Sa Pa - Lào Cai. Theo đó còn có tuyến du lịch liên quốc gia Hà Nội - Sơn La - Luang Phrabang (cố đô Lào) - Thái Lan; tuyến du lịch Sơn La - Lai Châu - Vân Nam (Trung Quốc) mà ngành du lịch Việt Nam đã quy hoạch. Hệ thống dịch vụ phục vụ tương đối tốt có thể đáp ứng các nhu cầu về đi lại, thông tin liên lạc toàn cầu, lưu trú, hội họp, ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh...
Lên Mộc Châu, Sơn La, Tây Bắc vào đúng dịp diễn ra các lễ hội như Lễ hội cầu mưa của người Thái ở thành phố Sơn La; lễ hội "Xên bản, Xên Mường" của dân tộc Thái ở Thuận Châu; lễ hội "Cầu mùa" dân tộc Khơ Mú, "Cầu Mưa" dân tộc Thái Yên Châu; lễ hội "Pàng A nụ ban" dân tộc La Ha - Mường La, lễ "Hạn khuống" dân tộc Thái Thuận Châu; lễ hội "Xíp xí" dân tộc Thái trắng Phù Yên; lễ "Lập tịnh" dân tộc Dao Mộc Châu; lễ "gội đầu" dân tộc Thái trắng Quỳnh Nhai; lễ hội "Ksaisatíp" dân tộc Sinh Mun ở Yên Châu, lễ hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu mới thấy nhiều điều thú vị, bản sắc văn hoá độc đáo của vùng Tây Bắc.
Nhưng hội tụ văn hóa lễ hội nhộn nhịp hơn cả mà khách du lịch có thể hòa đồng cùng người dân tham gia các trò chơi dân giã như bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, đánh quay, ném pao, tó má lẹ trong dịp lễ hội vào 1/9 trên cao nguyên Mộc Châu. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội, du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Theo điều tra của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tại tỉnh Sơn La có thể khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó có một số làng bản dân tộc tiêu biểu có giá trị du lịch cần được đầu tư phát triển gắn với xóa đói giảm nghèo như bản Phụ Mẫu 1, bản Phụ Mẫu 2, bản Nà Bai (xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu), bản Hài, Bản Cá, Bản Bó, bản Tông, bản Hụm (thành phố Sơn La), bản Han 2, Han 4, Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên), bản Lướt dân tộc Thái (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La), bản Ca, bản Đúc (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai), trung tâm xã Hồng Ngài - văn hóa dân tộc Mông gắn với hang Vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Sau hơn 1 năm cải tạo và xây dựng, đến nay Công ty Du lịch nối vòng tay (HANDSPAN) – Hà Nội và gia đình ông Hà Văn Quyết, bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đã giới thiệu khu nhà nghỉ du lịch tại cộng đồng.
Bản Dọi cách thị trấn Nông trường Mộc Châu khoảng 40km đường trải nhựa, đến bên hồ thủy điện Hòa Bình, qua những làng bản của đồng bào Thái, Mường, Mông vùng thung lũng xã Tân Lập , huyện Mộc Châu (Sơn La). Ngay bên quả núi phía sau của bản Dọi có nhiều hang động, trong đó hang động mộ táng treo gọi là hang Trung Xá, hang Phây Đón được cho là đã tồn tại trên 200 năm có thể thu hút khách du lịch khám phá lịch sử, văn hóa cộng đồng của cư dân vùng đất này.
Anh Hà Văn Quyết chủ ngôi nhà làm dịch vụ du lịch cộng đồng đầu tiên ở bản Dọi, cho biết: Gia đình cùng khách du lịch nấu những món dân tộc, thực phẩm thì hái tại vườn nhà. Khách có nhu cầu thì chỉ dẫn đi tham quan điền dã để làm sao họ gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập cộng đồng cùng dân bản sở tại.
Khu nhà nghỉ gồm 8 gian, rộng 130m2, thiết kế theo loại hình du lịch homestay - du lịch được sống trong ngôi nhà của dân thay vì đến các khách sạn, nhà nghỉ. Công trình được xây dựng trên nếp nhà sàn sẵn có của gia đình ông Hà Văn Quyết, Công ty HANDSPAN đầu tư trên 1 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tạo ra nét độc đáo từ cách thiết kế các gian nhà mái lợp cọ đẹp mắt và lôi cuốn, Công ty còn tận dụng vẻ đẹp của tự nhiên, giúp du khách được trải nghiệm cùng các hoạt động đời thường của người dân địa phương như: lên rừng thăm thú, ra đồng hái chè, xuống suối bắt cá, tham quan các danh thắng, những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, thưởng thức các món ăn ngon của địa phương trên cơ sở chế biến phù hợp khẩu vị với người nước ngoài.
Dự kiến khu nhà nghỉ đảm bảo phục vụ 20 khách du lịch/ngày. Công ty phấn đấu thu hút 1.500 khách nước ngoài/năm đến bản Dọi.
Anh Vũ Thế Vĩnh, Giám đốc Công ty Du lịch HANDSPAN cho biết, đây là mô hình đầu tiên mà chúng tôi đầu tư cùng với chủ nhà nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch nước ngoài theo tuyến. Họ muốn lưu trú lại nhà ở cộng đồng, khám phá những nét hoang sơ văn hóa. Sau này mô hình nhà nghỉ cộng đồng như thế này sẽ được phát triển ra nhiều bản trong khu vực của huyện Mộc Châu nói riêng và một số điểm du lịch ở Tây Bắc.
Khu du lịch Mộc Châu đang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La quy hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách du lịch đến với Sơn La, đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ tài nguyên môi trường thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển du lịch bền vững./.
Điêu Chính Tới (TTXVN/Vietnam+)