Hơn 100.000 người dân tại thủ đô Budapest của Hungary đã xuống đường tuần hành, bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền của Thủ tướng Viktor Orban, trong bối cảnh bản hiến pháp mới (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) của nước này đang bị dư luận trong nước và quốc tế chỉ trích gay gắt vì cho rằng nó sẽ gây phương hại về lâu dài đến nền dân chủ của nước này.
Cuộc tuần hành với khẩu hiệu "Diễu hành vì hòa bình," diễn ra tại Quảng trường Các Anh hùng (Heroes Square), thu hút sự tham gia của nhiều cộng đồng người ở Hungary và cả một số nước lân cận. Đoàn người đã giơ cao quốc kỳ Hungary, đồng thanh hát quốc ca và hô vang những khẩu hiệu như "Công lý cho Hungary"... trong suốt quãng đường dài gần 4km.
Giới quan sát nhận định đây là cuộc tuần hành quy mô rầm rộ nhất từ trước đến nay kể từ khi Thủ tướng Orban lên nắm quyền hồi tháng 5/2010, cho thấy đảng Fidesz cầm quyền của ông vẫn là lực lượng chính trị có tầm ảnh hưởng quan trọng tại quốc gia Trung Âu này.
Hiến pháp mới của Hungary, nay gọi là Luật Cơ bản, đã được Quốc hội nước này thông qua ngày 18/4/2011, bất chấp sự tẩy chay của đảng Xã hội đối lập và đảng Xanh LMP theo theo đường lối cánh tả. Hiến pháp đưa ra một loạt đạo luật bao trùm các lĩnh vực tư pháp, tòa án và truyền thông cũng như yêu cầu chính phủ phải đảm bảo một lượng dư ngân sách trong trường hợp nợ công của Hungary vượt quá 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Văn bản này sau đó đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhân vật chống đối trong nước và một số tổ chức quốc tế, với đỉnh điểm là cuộc biểu tình quy tụ khoảng 30.000 người tại thủ đô Budapest hôm 2/1 vừa qua.
Thủ tướng Orban dự kiến sẽ gặp các quan chức Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 24/2 tới để thảo luận về các cam kết thay đổi hiến pháp. Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất, có tới 84% số người dân Hungary được hỏi cho rằng chính phủ đang đi chệch hướng.
Các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ diễn ra trong bối cảnh nợ công của Hungary đã lên tới mức kỷ lục kể từ năm 1995, do sự mất giá của đồng nội tệ forint so với đồng euro. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hungary công bố ngày 2/1, nợ công của nước này tính tới hết tháng 9/2011 lên tới gần 23.000 tỷ forint (khoảng 94 tỷ USD), tương đương 82% GDP.
Thủ tướng Orban từng cam kết sẽ giảm nợ công của Hungary xuống dưới 70% GDP vào năm 2012 và hai năm sau đó sẽ là 60% GDP. Cuối năm ngoái, Hungary đã phải tìm kiếm khoản hỗ trợ tín dụng khoảng 15 tỷ đến 20 tỷ euro từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) do những khó khăn kinh tế. Dự kiến IMF và EU sẽ xem xét đề nghị trên của Hungary vào cuối tháng Hai tới./.
Cuộc tuần hành với khẩu hiệu "Diễu hành vì hòa bình," diễn ra tại Quảng trường Các Anh hùng (Heroes Square), thu hút sự tham gia của nhiều cộng đồng người ở Hungary và cả một số nước lân cận. Đoàn người đã giơ cao quốc kỳ Hungary, đồng thanh hát quốc ca và hô vang những khẩu hiệu như "Công lý cho Hungary"... trong suốt quãng đường dài gần 4km.
Giới quan sát nhận định đây là cuộc tuần hành quy mô rầm rộ nhất từ trước đến nay kể từ khi Thủ tướng Orban lên nắm quyền hồi tháng 5/2010, cho thấy đảng Fidesz cầm quyền của ông vẫn là lực lượng chính trị có tầm ảnh hưởng quan trọng tại quốc gia Trung Âu này.
Hiến pháp mới của Hungary, nay gọi là Luật Cơ bản, đã được Quốc hội nước này thông qua ngày 18/4/2011, bất chấp sự tẩy chay của đảng Xã hội đối lập và đảng Xanh LMP theo theo đường lối cánh tả. Hiến pháp đưa ra một loạt đạo luật bao trùm các lĩnh vực tư pháp, tòa án và truyền thông cũng như yêu cầu chính phủ phải đảm bảo một lượng dư ngân sách trong trường hợp nợ công của Hungary vượt quá 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Văn bản này sau đó đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhân vật chống đối trong nước và một số tổ chức quốc tế, với đỉnh điểm là cuộc biểu tình quy tụ khoảng 30.000 người tại thủ đô Budapest hôm 2/1 vừa qua.
Thủ tướng Orban dự kiến sẽ gặp các quan chức Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 24/2 tới để thảo luận về các cam kết thay đổi hiến pháp. Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất, có tới 84% số người dân Hungary được hỏi cho rằng chính phủ đang đi chệch hướng.
Các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ diễn ra trong bối cảnh nợ công của Hungary đã lên tới mức kỷ lục kể từ năm 1995, do sự mất giá của đồng nội tệ forint so với đồng euro. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hungary công bố ngày 2/1, nợ công của nước này tính tới hết tháng 9/2011 lên tới gần 23.000 tỷ forint (khoảng 94 tỷ USD), tương đương 82% GDP.
Thủ tướng Orban từng cam kết sẽ giảm nợ công của Hungary xuống dưới 70% GDP vào năm 2012 và hai năm sau đó sẽ là 60% GDP. Cuối năm ngoái, Hungary đã phải tìm kiếm khoản hỗ trợ tín dụng khoảng 15 tỷ đến 20 tỷ euro từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) do những khó khăn kinh tế. Dự kiến IMF và EU sẽ xem xét đề nghị trên của Hungary vào cuối tháng Hai tới./.
(TTXVN/Vietnam+)