"Hưng Yên cần phát huy lợi thế kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng để vươn lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa."
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54 - NQ/TW Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc chiều 30/6 tại Hưng Yên, để khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã đánh giá cao những chỉ tiêu đạt được của Hưng Yên trong thực hiện Nghị quyết 54. So với các địa phương trong vùng, Hưng Yên phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Tỉnh đã chọn lọc được những trọng tâm trọng điểm để thực hiện có hiệu quả; sự liên kết vùng khá rõ nét về giao thông, kinh tế, thương mại dịch vụ.
Ông Phạm Quang Nghị gợi ý tỉnh nên tiếp tục đi sâu phát huy tiềm năng, lợi thế trong mối tương quan với các địa phương trong vùng như nằm ở trung tâm kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp Hà Nội và cảng Hải Phòng.
Trong định hướng phát triển, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị lưu ý Hưng Yên cần khắc phục một số hạn chế như xuất phát điểm thấp, đất chật người đông, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có nhiều mặt trái tác động đến môi trường, quản lý đất đai, giải quyết việc làm, phân hóa giàu nghèo.
Tỉnh cần tiếp tục rà soát đánh giá, có tầm nhìn quy hoạch chung mang tính khoa học để định hướng đi lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong những năm tới; tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai, chú ý đào tạo nguồn nhân lực, kinh tế tri thức để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững; cân nhắc cho hợp lý vấn đề phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, phát triển công nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường.
Về an ninh chính trị và các vấn đề xã hội, ông Phạm Quang Nghị đề nghị tỉnh phát huy tốt sức mạnh nội lực, tạo mối quan hệ tốt giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; trong đó bảo đảm an sinh xã hội đồng bộ, cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn và các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh phải đặc biệt quan tâm giải quyết triệt để việc khiếu kiện của dân đang tồn tại nhiều phức tạp. Trong đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đòi hỏi phải công khai minh bạch, sử dụng các cơ chế chính sách hợp lý
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, Hưng Yên đã cụ thể hóa vào văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 và Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh lần thứ 14 và đã triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả khả quan. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 11,75% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng, thu ngân sách tăng bình quân trên 23,4%, hộ nghèo còn 3%, tạo thêm việc làm mới cho hơn 25.000 lao động/năm.
Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa; công nghiệp phát triển nhanh thu hút được 850 dự án đầu tư; 500 dự án đi vào hoạt động đạt giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷ đồng/năm. Các ngành, địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội hợp lý trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện nước, cụm công nghiệp, nông nghiệp; xây dựng các khu đô thị, dân cư, khu Đại học Phố Hiến...
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và môi trường đạt nhiều kết quả; quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được coi trọng.
Về mối liên kết vùng trong phát triển kinh tế-xã hội, Hưng Yên đã tận dụng và phát huy lợi thế nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ và tiếp giáp Thủ đô.
Theo đó, tỉnh đã triển khai nhiều đề án như khu Đại học Phố Hiến thu hút các trường đại học từ Hà Nội, bảo tồn đô thị Phố Hiến cổ gắn với du lịch vùng, xây dựng thị xã công nghiệp Phố Nối và những đô thị vệ tinh quanh Hà Nội; các dự án giao thông huyết mạch như đường liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội, đường đê tả sông Hồng, đường nối cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54 - NQ/TW Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc chiều 30/6 tại Hưng Yên, để khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã đánh giá cao những chỉ tiêu đạt được của Hưng Yên trong thực hiện Nghị quyết 54. So với các địa phương trong vùng, Hưng Yên phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Tỉnh đã chọn lọc được những trọng tâm trọng điểm để thực hiện có hiệu quả; sự liên kết vùng khá rõ nét về giao thông, kinh tế, thương mại dịch vụ.
Ông Phạm Quang Nghị gợi ý tỉnh nên tiếp tục đi sâu phát huy tiềm năng, lợi thế trong mối tương quan với các địa phương trong vùng như nằm ở trung tâm kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp Hà Nội và cảng Hải Phòng.
Trong định hướng phát triển, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị lưu ý Hưng Yên cần khắc phục một số hạn chế như xuất phát điểm thấp, đất chật người đông, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có nhiều mặt trái tác động đến môi trường, quản lý đất đai, giải quyết việc làm, phân hóa giàu nghèo.
Tỉnh cần tiếp tục rà soát đánh giá, có tầm nhìn quy hoạch chung mang tính khoa học để định hướng đi lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong những năm tới; tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai, chú ý đào tạo nguồn nhân lực, kinh tế tri thức để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững; cân nhắc cho hợp lý vấn đề phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, phát triển công nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường.
Về an ninh chính trị và các vấn đề xã hội, ông Phạm Quang Nghị đề nghị tỉnh phát huy tốt sức mạnh nội lực, tạo mối quan hệ tốt giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; trong đó bảo đảm an sinh xã hội đồng bộ, cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn và các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh phải đặc biệt quan tâm giải quyết triệt để việc khiếu kiện của dân đang tồn tại nhiều phức tạp. Trong đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đòi hỏi phải công khai minh bạch, sử dụng các cơ chế chính sách hợp lý
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, Hưng Yên đã cụ thể hóa vào văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 và Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh lần thứ 14 và đã triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả khả quan. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 11,75% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng, thu ngân sách tăng bình quân trên 23,4%, hộ nghèo còn 3%, tạo thêm việc làm mới cho hơn 25.000 lao động/năm.
Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa; công nghiệp phát triển nhanh thu hút được 850 dự án đầu tư; 500 dự án đi vào hoạt động đạt giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷ đồng/năm. Các ngành, địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội hợp lý trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện nước, cụm công nghiệp, nông nghiệp; xây dựng các khu đô thị, dân cư, khu Đại học Phố Hiến...
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và môi trường đạt nhiều kết quả; quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được coi trọng.
Về mối liên kết vùng trong phát triển kinh tế-xã hội, Hưng Yên đã tận dụng và phát huy lợi thế nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ và tiếp giáp Thủ đô.
Theo đó, tỉnh đã triển khai nhiều đề án như khu Đại học Phố Hiến thu hút các trường đại học từ Hà Nội, bảo tồn đô thị Phố Hiến cổ gắn với du lịch vùng, xây dựng thị xã công nghiệp Phố Nối và những đô thị vệ tinh quanh Hà Nội; các dự án giao thông huyết mạch như đường liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội, đường đê tả sông Hồng, đường nối cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng./.
Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)