Đã nhiều năm nay, trên địa bàn các khu công nghiệp ở Hưng Yên có hàng trăm ha canh tác bàn giao cho các doanh nghiệp làm dự án, nay đang biến thành những cánh đồng hoang.
Hàng trăm khu ruộng "bờ xôi ruộng mật" giao cho các doanh nghiệp từ 5 đến 10 năm, nhưng vẫn chỉ là "đang xây dựng" và cỏ mọc xanh um. Trong đó huyện Văn Lâm là nơi điển hình với 34 dự án "án binh bất động", đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
"Thảm đỏ" để cỏ mọc xanh
Cảng cạn Ngọc Phong là dự án lớn nhất huyện Văn Lâm với diện tích 36 ha được bàn giao từ tháng 6/2002. Nhưng đã hơn 10 năm trôi qua vẫn chưa khởi động gì. Dự án có gần 10 ha đất thuộc địa bàn xã Trưng Trắc được Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Phong triển khai, nhưng mới dừng lại ở khâu thành đền bù, giải phóng mặt bằng và tiến hành san lấp.
Còn lại toàn bộ diện tích đất 26 ha thuộc địa phận xã Lạc Hồng, Công ty vẫn chưa triển khai dù đã cơ bản hoàn thành đền bù, hỗ trợ thu hồi đất. Suốt 10 năm qua vẫn chưa hề thấy bóng dáng hình thù của cụm kho cảng cạn này ra sao, mà thay vào đó là "cánh đồng hoang" cỏ xanh um.
Vì toàn bộ diện tích gần 10 ha đã san lấp mặt bằng rồi nên các hộ dân không thể cấy trồng được. Nếu chỉ để cấy lúa một năm 2 vụ diện tích trên cũng cho thu trên 100 tấn thóc.
Như vậy, 10 năm trôi qua khu đất này đã bỏ phí 20 vụ "lúa vàng" với con số hơn 1.000 tấn thóc, trị giá trên 7 tỉ đồng.
Tại xã Minh Hải, dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa và cơ khí Hồng Hải cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên bàn giao đất từ tháng 1/2005. Khu đất rộng gần 21 nghìn m2 được doanh nghiệp thuê để xây dựng Nhà máy các sản phẩm điện gia dụng.
Nhưng đã 8 năm trôi qua, dự án trên vẫn nằm trên giấy. Ở nhiều xã khác trên địa bàn huyện Văn Lâm còn có nhiều doanh nghiệp được giao đất đã hơn 7 năm nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động.
Điển hình như Nhà máy sản xuất kết cấu thép sản phẩm cơ khí phụ tùng ô tô của Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Thành Long được giao đất năm 2006, có diện tích hơn 11 nghìn m2 tại xã Đình Dù; Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Hoà được giao đất từ năm 2005, diện tích hơn 15 nghìn m2 tại xã Trưng Trắc; Dự án Xí nghiệp xây dựng cấp nước Như Quỳnh được giao đất từ năm 2003 tại thị trấn Như Quỳnh...
Dù đã bàn giao mặt bằng nhiều năm nay nhưng các nhà máy này vẫn chưa đi vào hoạt động và chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh. Khi bị nhắc nhở vì quá hạn các doanh nghiệp chỉ xây tường bao, thậm chí có doanh nghiệp xây cả nhà xưởng rồi lại bỏ đấy.
Điều kỳ lạ là nhiều doanh nghiệp để đất hoang đến gần 10 năm vẫn không bị nhắc nhở hay thu hồi.
Lý do của sự chậm trễ được các doanh nghiệp đưa ra là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thị trường, đối tác.
Tuy vậy, qua nghiên cứu cũng như thực tế tại một số đơn vị thì lý do các doanh nghiệp đưa ra chỉ là ngụy biện cho sự chậm trễ của mình. Bởi ngay từ đầu các doanh nghiệp đã không có đủ năng lực để triển khai dự án, mà chỉ giành đất để đó chờ cơ hội là sang nhượng nhằm hưởng chênh lệch.
Điều đáng nói là các doanh nghiệp có "dự án treo" hoặc chậm tiến độ với nhiều lý do khác nhau đã từ chối, hoặc im lặng trước câu hỏi của dư luận.
Liệu có lọt sổ thu hồi ?
Đã qua nhiều kỳ họp Hội đồng nhân dân, cử tri huyện Văn Lâm phản ánh và đề nghị cần phải xem xét tới năng lực tài chính của các doanh nghiệp và tính khả thi của các dự án. Nhiều người dân cũng đã đề nghị tỉnh xử lý, giải quyết nhưng mọi việc vẫn không chuyển biến.
Dư luận cũng đặt câu hỏi các dự án không triển khai, nông dân thì mất ruộng và thất nghiệp, còn tỉnh chắc hẳn thất thoát nguồn thu ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.
Mỗi dự án được cho thuê thời hạn từ 30 đến 50 năm, nay đã gần 10 năm mà vẫn "án binh bất động", biết bao giờ dự án mới hoạt động để không lãng phí "tấc đất tấc vàng" ?
Lãnh đạo chính quyền các cấp ở Văn Lâm cho biết tình trạng doanh nghiệp chậm triển khai không chỉ gây lãng phí đất mà còn gián tiếp gây ảnh hưởng lớn đến đến tình hình phát triển kinh tế địa phương, làm ảnh hưởng đến việc phát triển quy hoạch tổng thể khu công nghiệp.
Trong khi đó, chính quyền cơ sở không có trách nhiệm phải đi canh đất vì nó vượt quá khả năng và thẩm quyền.
Không chỉ có các dự án trên địa bàn huyện Văn Lâm, tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như Mỹ Hào, Yên Mỹ, Kim Động... mỗi huyện cũng có cả chục dự án được giao đất từ 5 đến 10 năm nay, nhưng chưa hề triển khai xây dựng hay hoạt động gì.
Dù tỉnh Hưng Yên cũng đã nhiều lần chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đưa các dự án đi vào hoạt động; đồng thời kiên quyết xử lý, thu hội những dự án chậm triển khai.
Song nhiều dự án đã ra quyết định thu hồi, nhưng sau khi chủ đầu tư đưa ra những khó khăn, tỉnh lại có quyết định tạm dừng. Rồi sau đó, mọi việc vẫn y nguyên như cũ, dự án vẫn nằm im, đất vẫn để hoang cho cỏ mọc.
Hậu quả là Nhà nước thất thu nguồn ngân sách, người dân thiệt thòi vì mất ruộng, không có việc làm. Dư luận bức xúc cho rằng, có thể do các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để hoặc làm ngơ nên tình trạng trên cứ diễn ra phổ biến?./.
Hàng trăm khu ruộng "bờ xôi ruộng mật" giao cho các doanh nghiệp từ 5 đến 10 năm, nhưng vẫn chỉ là "đang xây dựng" và cỏ mọc xanh um. Trong đó huyện Văn Lâm là nơi điển hình với 34 dự án "án binh bất động", đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
"Thảm đỏ" để cỏ mọc xanh
Cảng cạn Ngọc Phong là dự án lớn nhất huyện Văn Lâm với diện tích 36 ha được bàn giao từ tháng 6/2002. Nhưng đã hơn 10 năm trôi qua vẫn chưa khởi động gì. Dự án có gần 10 ha đất thuộc địa bàn xã Trưng Trắc được Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Phong triển khai, nhưng mới dừng lại ở khâu thành đền bù, giải phóng mặt bằng và tiến hành san lấp.
Còn lại toàn bộ diện tích đất 26 ha thuộc địa phận xã Lạc Hồng, Công ty vẫn chưa triển khai dù đã cơ bản hoàn thành đền bù, hỗ trợ thu hồi đất. Suốt 10 năm qua vẫn chưa hề thấy bóng dáng hình thù của cụm kho cảng cạn này ra sao, mà thay vào đó là "cánh đồng hoang" cỏ xanh um.
Vì toàn bộ diện tích gần 10 ha đã san lấp mặt bằng rồi nên các hộ dân không thể cấy trồng được. Nếu chỉ để cấy lúa một năm 2 vụ diện tích trên cũng cho thu trên 100 tấn thóc.
Như vậy, 10 năm trôi qua khu đất này đã bỏ phí 20 vụ "lúa vàng" với con số hơn 1.000 tấn thóc, trị giá trên 7 tỉ đồng.
Tại xã Minh Hải, dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa và cơ khí Hồng Hải cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên bàn giao đất từ tháng 1/2005. Khu đất rộng gần 21 nghìn m2 được doanh nghiệp thuê để xây dựng Nhà máy các sản phẩm điện gia dụng.
Nhưng đã 8 năm trôi qua, dự án trên vẫn nằm trên giấy. Ở nhiều xã khác trên địa bàn huyện Văn Lâm còn có nhiều doanh nghiệp được giao đất đã hơn 7 năm nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động.
Điển hình như Nhà máy sản xuất kết cấu thép sản phẩm cơ khí phụ tùng ô tô của Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Thành Long được giao đất năm 2006, có diện tích hơn 11 nghìn m2 tại xã Đình Dù; Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Hoà được giao đất từ năm 2005, diện tích hơn 15 nghìn m2 tại xã Trưng Trắc; Dự án Xí nghiệp xây dựng cấp nước Như Quỳnh được giao đất từ năm 2003 tại thị trấn Như Quỳnh...
Dù đã bàn giao mặt bằng nhiều năm nay nhưng các nhà máy này vẫn chưa đi vào hoạt động và chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh. Khi bị nhắc nhở vì quá hạn các doanh nghiệp chỉ xây tường bao, thậm chí có doanh nghiệp xây cả nhà xưởng rồi lại bỏ đấy.
Điều kỳ lạ là nhiều doanh nghiệp để đất hoang đến gần 10 năm vẫn không bị nhắc nhở hay thu hồi.
Lý do của sự chậm trễ được các doanh nghiệp đưa ra là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thị trường, đối tác.
Tuy vậy, qua nghiên cứu cũng như thực tế tại một số đơn vị thì lý do các doanh nghiệp đưa ra chỉ là ngụy biện cho sự chậm trễ của mình. Bởi ngay từ đầu các doanh nghiệp đã không có đủ năng lực để triển khai dự án, mà chỉ giành đất để đó chờ cơ hội là sang nhượng nhằm hưởng chênh lệch.
Điều đáng nói là các doanh nghiệp có "dự án treo" hoặc chậm tiến độ với nhiều lý do khác nhau đã từ chối, hoặc im lặng trước câu hỏi của dư luận.
Liệu có lọt sổ thu hồi ?
Đã qua nhiều kỳ họp Hội đồng nhân dân, cử tri huyện Văn Lâm phản ánh và đề nghị cần phải xem xét tới năng lực tài chính của các doanh nghiệp và tính khả thi của các dự án. Nhiều người dân cũng đã đề nghị tỉnh xử lý, giải quyết nhưng mọi việc vẫn không chuyển biến.
Dư luận cũng đặt câu hỏi các dự án không triển khai, nông dân thì mất ruộng và thất nghiệp, còn tỉnh chắc hẳn thất thoát nguồn thu ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.
Mỗi dự án được cho thuê thời hạn từ 30 đến 50 năm, nay đã gần 10 năm mà vẫn "án binh bất động", biết bao giờ dự án mới hoạt động để không lãng phí "tấc đất tấc vàng" ?
Lãnh đạo chính quyền các cấp ở Văn Lâm cho biết tình trạng doanh nghiệp chậm triển khai không chỉ gây lãng phí đất mà còn gián tiếp gây ảnh hưởng lớn đến đến tình hình phát triển kinh tế địa phương, làm ảnh hưởng đến việc phát triển quy hoạch tổng thể khu công nghiệp.
Trong khi đó, chính quyền cơ sở không có trách nhiệm phải đi canh đất vì nó vượt quá khả năng và thẩm quyền.
Không chỉ có các dự án trên địa bàn huyện Văn Lâm, tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như Mỹ Hào, Yên Mỹ, Kim Động... mỗi huyện cũng có cả chục dự án được giao đất từ 5 đến 10 năm nay, nhưng chưa hề triển khai xây dựng hay hoạt động gì.
Dù tỉnh Hưng Yên cũng đã nhiều lần chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đưa các dự án đi vào hoạt động; đồng thời kiên quyết xử lý, thu hội những dự án chậm triển khai.
Song nhiều dự án đã ra quyết định thu hồi, nhưng sau khi chủ đầu tư đưa ra những khó khăn, tỉnh lại có quyết định tạm dừng. Rồi sau đó, mọi việc vẫn y nguyên như cũ, dự án vẫn nằm im, đất vẫn để hoang cho cỏ mọc.
Hậu quả là Nhà nước thất thu nguồn ngân sách, người dân thiệt thòi vì mất ruộng, không có việc làm. Dư luận bức xúc cho rằng, có thể do các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để hoặc làm ngơ nên tình trạng trên cứ diễn ra phổ biến?./.
Mai Ngoan (TTXVN)