Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa, thuộc Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam vừa hoàn thành đề tài khoa học "Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn; đề xuất tuyến điểm du lịch trong tỉnh Hưng Yên và liên vùng."
Với các đề xuất, nghiên cứu mang tính sáng tạo, đề tài này là một kênh quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch du lịch của tỉnh Hưng Yên, nhằm mở ra hướng đi mới trong việc phát triển tiềm năng du lịch vùng Phố Hiến cổ.
Dựa trên những tiềm năng, địa thế của Hưng Yên, đề tài được chia làm 4 nhóm chuyên đề, gồm khảo sát tài nguyên du lịch; thực trạng du lịch Hưng Yên; xây dựng tuyến, điểm du lịch và đề xuất các giải pháp để thu hút khách du lịch. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tạo ra các gói sản phẩm du lịch chất lượng mang tính đặc thù, gồm các tuyến như du lịch tâm linh theo hệ thống các đền chùa; du lịch tham quan nghiên cứu tại các di tích lịch sử văn hóa và du lịch cộng đồng dựa vào người dân.
Với phương châm "xuất khẩu du lịch," đề tài cũng đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý, trong đó coi trọng việc mở rộng quảng bá có trọng tâm, trọng điểm, có mục tiêu; đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu để thu hút khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực truyền bá kiến thức du lịch cộng đồng.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Hưng Yên rất có tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nổi bật là loại hình di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là quần thể di tích Phố Hiến cổ (gồm Đền Mẫu, Chùa Chuông, đình chùa Hiến, Đông Đô Quảng hội, văn Miếu Xích Đằng...), cùng nhiều ngôi đền nổi tiếng trong tỉnh như Đa Hòa-Dạ Trạch (Khoái Châu), Phù Ủng (Ân Thi), Hải Thượng Lãn Ông (Yên Mỹ), Tống Trân (Phù Cừ)... Hệ thống đền này cũng là tiềm năng để phát triển các tuyến du lịch tâm linh.
Mặt khác, Hưng Yên có lợi thế nằm ở trung tâm tam giác kinh tế đồng bằng sông Hồng, có luồng khách lớn mạnh Hà Nội-Hải Phòng trên tuyến quốc lộ 5, cùng một số tuyến giao thông kết nối với quốc lộ 1 sẽ là cầu nối huyết mạch để mở ra tuyến du lịch liên vùng./.
Với các đề xuất, nghiên cứu mang tính sáng tạo, đề tài này là một kênh quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch du lịch của tỉnh Hưng Yên, nhằm mở ra hướng đi mới trong việc phát triển tiềm năng du lịch vùng Phố Hiến cổ.
Dựa trên những tiềm năng, địa thế của Hưng Yên, đề tài được chia làm 4 nhóm chuyên đề, gồm khảo sát tài nguyên du lịch; thực trạng du lịch Hưng Yên; xây dựng tuyến, điểm du lịch và đề xuất các giải pháp để thu hút khách du lịch. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tạo ra các gói sản phẩm du lịch chất lượng mang tính đặc thù, gồm các tuyến như du lịch tâm linh theo hệ thống các đền chùa; du lịch tham quan nghiên cứu tại các di tích lịch sử văn hóa và du lịch cộng đồng dựa vào người dân.
Với phương châm "xuất khẩu du lịch," đề tài cũng đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý, trong đó coi trọng việc mở rộng quảng bá có trọng tâm, trọng điểm, có mục tiêu; đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu để thu hút khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực truyền bá kiến thức du lịch cộng đồng.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Hưng Yên rất có tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nổi bật là loại hình di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là quần thể di tích Phố Hiến cổ (gồm Đền Mẫu, Chùa Chuông, đình chùa Hiến, Đông Đô Quảng hội, văn Miếu Xích Đằng...), cùng nhiều ngôi đền nổi tiếng trong tỉnh như Đa Hòa-Dạ Trạch (Khoái Châu), Phù Ủng (Ân Thi), Hải Thượng Lãn Ông (Yên Mỹ), Tống Trân (Phù Cừ)... Hệ thống đền này cũng là tiềm năng để phát triển các tuyến du lịch tâm linh.
Mặt khác, Hưng Yên có lợi thế nằm ở trung tâm tam giác kinh tế đồng bằng sông Hồng, có luồng khách lớn mạnh Hà Nội-Hải Phòng trên tuyến quốc lộ 5, cùng một số tuyến giao thông kết nối với quốc lộ 1 sẽ là cầu nối huyết mạch để mở ra tuyến du lịch liên vùng./.
Mai Ngoan (TTXVN)