Ngày 22/9, thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới Hugo Boss đã nói lời xin lỗi vì trong thời kỳ Thế chiến II, họ đã sử dụng 180 lao động cưỡng bức tại nhà máy quần áo Metzingen ở Đức.
Trong số lao động này có 40 người là tù nhân Pháp bị bắt giữ trong cuộc chiến.
Bày tỏ trên website của hãng, Hugo Boss nói rằng họ muốn gửi lời xin lỗi sâu sắc tới những người từng tổn hại vì bị ép buộc lao động tại nhà máy do Hugo Ferdinand Boss quản lý.
Tất cả bắt nguồn từ cuốn sách "Hugo Boss, 1924-1945" vừa được ra mắt của tác giả Roman Koester. Nhà sử học Koester đã đi sâu tìm hiểu về người sáng lập ra thương hiệu Hugo Boss, ông Hugo Ferdinand Boss vốn có mối quan hệ với Đức Quốc xã, và phát hiện ra chi tiết lạm dụng ở trên.
Ông đã kể trong cuốn sách của mình rằng, vào tháng 4/1940, nhà máy của Boss bắt đầu sử dụng nguồn lao động cưỡng bức để phục vụ quá trình sản xuất quân phục cho lực lượng Waffen SS của Đức Quốc xã.
Sau Thế chiến II, ông chủ Boss đã bị đem ra xét xử và phải chịu hình phạt vì đã gắn bó với chế độ Quốc xã./.
Trong số lao động này có 40 người là tù nhân Pháp bị bắt giữ trong cuộc chiến.
Bày tỏ trên website của hãng, Hugo Boss nói rằng họ muốn gửi lời xin lỗi sâu sắc tới những người từng tổn hại vì bị ép buộc lao động tại nhà máy do Hugo Ferdinand Boss quản lý.
Tất cả bắt nguồn từ cuốn sách "Hugo Boss, 1924-1945" vừa được ra mắt của tác giả Roman Koester. Nhà sử học Koester đã đi sâu tìm hiểu về người sáng lập ra thương hiệu Hugo Boss, ông Hugo Ferdinand Boss vốn có mối quan hệ với Đức Quốc xã, và phát hiện ra chi tiết lạm dụng ở trên.
Ông đã kể trong cuốn sách của mình rằng, vào tháng 4/1940, nhà máy của Boss bắt đầu sử dụng nguồn lao động cưỡng bức để phục vụ quá trình sản xuất quân phục cho lực lượng Waffen SS của Đức Quốc xã.
Sau Thế chiến II, ông chủ Boss đã bị đem ra xét xử và phải chịu hình phạt vì đã gắn bó với chế độ Quốc xã./.
Văn Hưng (Vietnam+)