Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, chỉnh trang sông Ngự Hà thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tuân thủ theo các quy định Luật di sản.
Trước đó, vào tháng Bảy, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã phê duyệt dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, thời gian thực hiện trong ba năm. Tuy nhiên, ngay khi việc triển khai thi công mới bắt đầu thì đầu tháng 11 công trình phải tạm ngưng để kiểm tra lại toàn bộ dự án.
Dự án tạm ngưng do sông Ngự Hà nằm trong khu vực một, khoanh vùng bảo vệ di tích, thuộc quần thể di sản văn hóa Cố đô Huế, và chưa có sự phối hợp giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Huế với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, và đặc biệt là chưa được sự đồng ý về mặt nguyên tắc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài yếu tố về thủy đạo, Ngự Hà còn được quy hoạch theo phong thủy đặc biệt trong tổng thể kinh thành Huế.
Trước đó, vào tháng Bảy, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã phê duyệt dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, thời gian thực hiện trong ba năm. Tuy nhiên, ngay khi việc triển khai thi công mới bắt đầu thì đầu tháng 11 công trình phải tạm ngưng để kiểm tra lại toàn bộ dự án.
Dự án tạm ngưng do sông Ngự Hà nằm trong khu vực một, khoanh vùng bảo vệ di tích, thuộc quần thể di sản văn hóa Cố đô Huế, và chưa có sự phối hợp giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Huế với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, và đặc biệt là chưa được sự đồng ý về mặt nguyên tắc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài yếu tố về thủy đạo, Ngự Hà còn được quy hoạch theo phong thủy đặc biệt trong tổng thể kinh thành Huế.
Ngự Hà cũng có nghĩa là "dòng sông vua," dài gần 4km, chạy từ Đông sang Tây với những nếp gấp khúc thẳng góc và cắt ngang mặt bằng Kinh thành Huế làm đôi theo hướng Bắc-Nam. Dòng sông được vua Gia Long tổ chức đào, uốn nắn từ năm 1805 và hoàn tất dưới triều Minh Mạng năm 1825.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, Ngự Hà bị lấp dần, nhiều nơi trở thành ruộng rau muống, nơi bị lấp đầy rác rưởi, trở thành dòng sông "chết"./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)