Ngày 26/7 (tức 19/6 năm Quý Tỵ), tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm - núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm 2013.
Mở đầu lễ hội là các nghi thức truyền thống như lễ niêm hương, lễ nguyện cầu "Quốc thái dân an," lễ thả bong bóng, thả chim bồ câu nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Lễ hội còn có các hoạt động như hội trại hạnh gia đình Phật tử, thuyết pháp, chương trình văn nghệ, phóng sinh đăng; lễ cầu an, đăng đàn chẩn tế.
Với những hoạt động phong phú, mang đậm nét văn hóa Phật giáo, Lễ hội Quán Thế Âm đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tâm linh của vùng đất Cố đô. Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đức Bồ tát Quán Thế Âm trong Phật giáo được xem là hiện thân của chân lý, từ bi, tình thương, bác ái, bình đẳng.
Hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm là sống với tâm hồn vô ngã vị tha, thể hiện tiếng nói hòa bình, tiếng nói yêu thương trong lòng nhân loại. Vì thế, hình tượng Quán Thế Âm rất gần gũi với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam từ bao đời nay.
Cũng vì lẽ đó, lễ hội Quán Thế Âm thu hút rất đông tăng ni phật tử, khách du lịch, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham dự và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Mở đầu lễ hội là các nghi thức truyền thống như lễ niêm hương, lễ nguyện cầu "Quốc thái dân an," lễ thả bong bóng, thả chim bồ câu nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Lễ hội còn có các hoạt động như hội trại hạnh gia đình Phật tử, thuyết pháp, chương trình văn nghệ, phóng sinh đăng; lễ cầu an, đăng đàn chẩn tế.
Với những hoạt động phong phú, mang đậm nét văn hóa Phật giáo, Lễ hội Quán Thế Âm đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tâm linh của vùng đất Cố đô. Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đức Bồ tát Quán Thế Âm trong Phật giáo được xem là hiện thân của chân lý, từ bi, tình thương, bác ái, bình đẳng.
Hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm là sống với tâm hồn vô ngã vị tha, thể hiện tiếng nói hòa bình, tiếng nói yêu thương trong lòng nhân loại. Vì thế, hình tượng Quán Thế Âm rất gần gũi với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam từ bao đời nay.
Cũng vì lẽ đó, lễ hội Quán Thế Âm thu hút rất đông tăng ni phật tử, khách du lịch, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham dự và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Quốc Việt (TTXVN)