Trước thông tin nhiều chiều về việc cải tạo, sửa chữa các cầu cổ qua sông Ngự Hà-Huế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Lê Trường Lưu cho biết đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tỉnh phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu kỹ thêm các phương án xử lý.
Trong đó, chú ý tới các phương án như giữ nguyên trạng và tổ chức phân luồng giao thông; giữ nguyên trạng và xây dựng mới các cầu tại các vị trí khác, kết hợp tổ chức phân luồng để đảm bảo giao thông; hoặc tiến hành cải tạo mở rộng cầu cũ kết hợp với tổ chức phân luồng giao thông nhưng phải đảm bảo yếu tố bảo tồn di sản.
Quanh khu vực kinh thành Huế hiện có tất cả 32 cầu; trong đó trên sông Ngự Hà dài gần 3,5km có tới 8/10 chiếc cầu có kiến trúc khá nguyên vẹn. Cầu được thi công theo kiểu xếp vòm, chủ yếu là gạch vồ hoặc đá chẻ. Trải qua gần 200 năm với nhiều biến cố lịch sử, một số bộ phận của các cầu bị hư hỏng nặng. Trong đó, cầu Kho (đoạn cuối đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc) và cầu Vĩnh Lợi (đường Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, tránh ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm trên tuyến đường này, Ủy ban Nhân dân tỉnh có chủ trương cải tạo, nâng cấp các cầu trong khu vực nội thành, nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng mới công trình cầu Kho, có chiều dài hơn 70m, với vốn đầu tư 12 tỷ đồng và cầu Vĩnh Lợi dài hơn 40m, với vốn đầu tư 8 tỷ đồng. Quy mô vĩnh cửu với các phương án mở rộng, kết cấu và kiến trúc phù hợp hiện nay và trong tổng hòa quần thể di tích của kinh thành Huế. Toàn bộ dự án được phân thành hai gói thầu, tiến độ thi công mỗi gói dự kiến 8 tháng.
Tuy nhiên, phương án trên gặp phải ý kiến không đồng tình từ phía dư luận, bởi hiện cả cầu Kho và cầu Vĩnh Lợi đều nằm trong vùng 1 của phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích và tổng thể kiến trúc di sản kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Theo đó, hệ thống cầu cổ cần phải được nghiên cứu bảo tồn nguyên vẹn để phát huy giá trị vốn có của nó; trong khi yêu cầu về mật độ tham gia giao thông ngày càng đông cần phải được mở rộng cầu là hai mặt trái ngược nhau. Để có sự thống nhất, cần có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về phương án cải tạo nâng cấp cầu làm sao phù hợp với phát triển đô thị, mà không mất đi kiến trúc vốn có của cầu cổ.../.
Trong đó, chú ý tới các phương án như giữ nguyên trạng và tổ chức phân luồng giao thông; giữ nguyên trạng và xây dựng mới các cầu tại các vị trí khác, kết hợp tổ chức phân luồng để đảm bảo giao thông; hoặc tiến hành cải tạo mở rộng cầu cũ kết hợp với tổ chức phân luồng giao thông nhưng phải đảm bảo yếu tố bảo tồn di sản.
Quanh khu vực kinh thành Huế hiện có tất cả 32 cầu; trong đó trên sông Ngự Hà dài gần 3,5km có tới 8/10 chiếc cầu có kiến trúc khá nguyên vẹn. Cầu được thi công theo kiểu xếp vòm, chủ yếu là gạch vồ hoặc đá chẻ. Trải qua gần 200 năm với nhiều biến cố lịch sử, một số bộ phận của các cầu bị hư hỏng nặng. Trong đó, cầu Kho (đoạn cuối đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc) và cầu Vĩnh Lợi (đường Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, tránh ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm trên tuyến đường này, Ủy ban Nhân dân tỉnh có chủ trương cải tạo, nâng cấp các cầu trong khu vực nội thành, nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng mới công trình cầu Kho, có chiều dài hơn 70m, với vốn đầu tư 12 tỷ đồng và cầu Vĩnh Lợi dài hơn 40m, với vốn đầu tư 8 tỷ đồng. Quy mô vĩnh cửu với các phương án mở rộng, kết cấu và kiến trúc phù hợp hiện nay và trong tổng hòa quần thể di tích của kinh thành Huế. Toàn bộ dự án được phân thành hai gói thầu, tiến độ thi công mỗi gói dự kiến 8 tháng.
Tuy nhiên, phương án trên gặp phải ý kiến không đồng tình từ phía dư luận, bởi hiện cả cầu Kho và cầu Vĩnh Lợi đều nằm trong vùng 1 của phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích và tổng thể kiến trúc di sản kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Theo đó, hệ thống cầu cổ cần phải được nghiên cứu bảo tồn nguyên vẹn để phát huy giá trị vốn có của nó; trong khi yêu cầu về mật độ tham gia giao thông ngày càng đông cần phải được mở rộng cầu là hai mặt trái ngược nhau. Để có sự thống nhất, cần có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về phương án cải tạo nâng cấp cầu làm sao phù hợp với phát triển đô thị, mà không mất đi kiến trúc vốn có của cầu cổ.../.
Quốc Việt (TTXVN)