Cục diện bảng C tại World Cup 2010 được cho là khá rõ ràng khi lợi thế nghiêng hẳn về Anh và Mỹ. Đội tuyển Anh của huấn luyện viên Fabio Capello chỉ cần chứng tỏ được đẳng cấp của mình, sẽ không mấy khó khăn để áp đảo các đối thủ và chiếm ngôi đầu bảng.
Đội tuyển Mỹ dù chỉ là thế lực mới nổi trong khoảng thời gian gần đây và chưa thể được xem là một đội bóng lớn, nhưng với những gì đã thể hiện ở Confederations Cup vừa qua, người ta tin rằng chiếc vé vào vòng sau còn lại ở bảng C sẽ khó thoát khỏi tay họ. Vấn đề là ở chỗ trong cuộc đua song mã Anh - Mỹ rạng sáng 13/6 (giờ Việt Nam), ai sẽ là người chiến thắng?
Không cần phải nói nhiều về Tam Sư (biệt danh của Đội tuyển Anh) dưới tiều đại Capello. Họ đã vượt qua vòng loại với vị trí đầu bảng một cách hết sức thuyết phục.
Những yếu điểm về tâm lý đã được chiến lược gia người Italy khắc phục triệt để, khiến đội bóng xứ sở sương mù thật sự trở thành một đối thủ đáng gờm ở World Cup lần này. Người Anh đang hy vọng rất lớn vào khả năng tái lập thành tích cách đây 44 năm để nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới. Dù là quê hương của bóng đá, nhưng đội tuyển quốc gia Anh ít khi được đánh giá cao ở các kỳ World Cup, mặc dù trong đội hình không thiếu những ngôi sao.
Đội hình hiện tại cũng được đánh giá là Thế hệ Vàng với dàn cầu thủ xuất sắc đang thi đấu ở môi trường bóng đá đỉnh cao, như Steven Gerrard, Frank Lampard, John Terry cùng linh hồn “quỷ đỏ” Wayne Rooney - người đang mang theo mình sự kỳ vọng của cả quốc gia!
Một nhân vật nổi bật khác không thể không nhắc đến của Tam Sư là Joe Cole. Cách đây 4 năm, anh đã chứng tỏ được đẳng cấp của một cầu thủ lớn. Mặc dù vừa bị câu lạc bộ Chelsea thanh lý hợp đồng, tiền vệ cánh trái này vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định trong lối chơi 4-4-2 của Tam Sư và được "Don Fabio" (tên gọi thân mật của huấn luyện viên Capello) hết sức tin dùng trong vai trò phát động tấn công, sáng tạo và gây đột biến.
Chấn thương dây chằng mắt cá chân của tiền vệ trụ cột Gareth Barry càng tạo lý do chính đáng để ông Capello tung Joe Cole ra sân ngay trong trận mở màn gặp Mỹ. Nếu đúng như dự đoán, đây sẽ là lần tái xuất chính thức đầu tiên của Joe Cole trong màu áo của đội tuyển quốc gia lần đầu tiên từ kể tháng 9/2008. Giới chuyên môn cũng cho rằng Ledley King có thể sẽ thế chỗ Rio Ferdinand và Emile Heskey sẽ đá cặp với Rooney trên hàng công trong trận gặp Mỹ.
Tuy vậy, điểm đặc biệt của ông Capello là không một ai có thể đoán được ông đang toan tính điều gì, kể cả các cầu thủ, do đó ai cũng phải nỗ lực khẳng định mình để được cống hiến cho đội tuyển quốc gia. Danh sách cầu thủ và sơ đồ chiến thuật chính thức cho mỗi trận đấu sẽ chỉ được huấn luyện viên này đưa ra khi cảm thấy đã đến lúc. Kể cả vị trí "người gác đền" chính hiện cũng đang bị ông "tung hỏa mù" giữa Robert Green, Joe Hart và David James.
Mỹ kém cạnh hơn Anh về thế lực trong làng túc cầu. Đơn giản bởi lẽ, bóng đá không phải là môn thể thao vua ở đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới này. Mối quan tâm đến đội tuyển quốc gia không lớn khiến Mỹ mãi lận đận với tâm thế của một đội bóng hạng trung bình yếu. Tuy nhiên, mọi thứ đã dần khởi sắc trong vòng vài năm trở lại đây khi họ có những cầu thủ chất lượng thi đấu ở những giải vô địch hàng đầu thế giới. Điều đó ít nhiều đã tạo nên một sức sống tươi mới và sự tự tin đáng kể cho các cầu thủ.
Trước trận ra quân gặp Tam Sư, Đội tuyển được đánh giá là một ứng cử viên vô địch, các cầu thủ Mỹ chẳng hề e dè, bởi họ không còn xa lạ với bóng đá Anh. Trong danh sách 23 cầu thủ thi đấu chính thức tại World Cup năm nay, có tới 10 tuyển thủ Mỹ đang thuộc biên chế các câu lạc bộ của Vương quốc Anh (Anh và Scotland), trong số này có đội trưởng Landon Donovan. Cầu thủ xông xáo, nhanh nhẹn và khôn khéo này vừa có quãng thời gian rất ấn tượng trong màu áo của Everton. Cuộc đối đầu trên hành lang trái giữa Ashley Cole của Tam Sư và Donovan hứa hẹn sẽ là một trong những điểm nóng đáng chú ý nhất trong trận Anh-Mỹ.
Ngoài ra, tuyển Mỹ còn có đội trưởng Bocanegra đang chơi bóng cho câu lạc bộ Rennes (Pháp), nhưng trước đó từng thi đấu cho Fulham và hậu vệ của Milan Onyewu đã có 11 trận chơi cho Newcastle. Với lợi thế đặc biệt hiếm có này, huấn luyện viên Bob Bradley dư sức bài binh bố trận một đội hình gồm toàn cầu thủ đã và đang chơi bóng tại Anh để chọi lại người Anh.
Hậu vệ Jay DeMerit đang khoác áo câu lạc bộ Watford (Anh) còn hùng hồn tuyên bố trên nhật báo Daily Mail rằng: “Chúng tôi tôn trọng tham vọng của tuyển Anh nhưng chúng tôi sẵn sàng cho họ xuống mặt đất ngay trận ra quân.”
Trong khi đó, Clint Dempsey - tuyển thủ Mỹ đang khoác áo Fulham, tin rằng anh và đồng đội có khả năng đánh bại bất kỳ đội bóng nào. Dempsey nhận xét: “Tuyển Anh có nhiều cầu thủ giỏi, nhưng nếu đá không tốt, họ sẽ lập tức bị chỉ trích. Đó chính là áp lực lớn dành cho họ. Trong khi đó, chúng tôi luôn bị đánh giá thấp hơn và chính điều đó khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái trong thi đấu. Chúng tôi sẽ cho mọi người thấy họ đã đánh giá sai lầm như thế nào.”
Dempsey tiết lộ Mỹ sẽ tận dụng mọi sơ hở của các hậu vệ cánh của tuyển Anh khi tham gia tấn công. Với sơ đồ 4-4-2, Mỹ sẽ thiết lập một hàng phòng ngự hai tầng và khiến Anh không có khoảng trống để triển khai lên bóng.
Cựu tuyển thủ nổi tiếng Mỹ Alexis Lallas mới đây còn mách nước với "đàn em" của mình rằng hãy nhằm thẳng vào gót Achilles của Rooney mà tấn công, đó chính là tính khí nóng nảy và độ nhạy cảm chấn thương của tiền đạo này. Trước đó, trong trận đấu giao hữu giữa tuyển Anh và CLB Platinum Stars trước thềm World Cup, "chàng Shrek" cũng đã một phen khiến những người yêu mến Tam Sư phải lo lắng khi anh có những tranh cãi quá quyết liệt, thậm chí văng tục với trọng tài chính.
Tại World Cup 2006, Rooney từng trở thành “mục tiêu” của các cầu thủ Bồ Đào Nha. Trong một pha va chạm, Rooney đã trả đũa Carvalho và bị truất quyền thi đấu ngay sau đó. Mong cho Rooney có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để đối đầu với các tình huống tương tự tại Nam Phi, tránh gây thêm tổn hại về người cho Tam Sư, sau khi trung vệ chủ lực Ferdinand phải chia tay sớm với World Cup do chấn thương.
Điều này càng đặc biệt phải lưu ý hơn khi người cầm còi chính trận Anh - Mỹ lại là ông Carlos Simon - vị trọng tài 44 tuổi quá nhiều tai tiếng.
Tháng 10/2009, ông đã bị treo còi 1 tháng ở giải nội địa sau khi Liên đoàn Bóng đá Brazil buộc tội ông "liên tục ông mắc sai lầm" và ban huấn luyện câu lạc bộ Flamengo chỉ trích Simon là trọng tài “thiếu quyết đoán, thiếu công bằng và thiếu hợp lý trong công tác điều khiển trận đấu."
Ông Simon cũng được giới hâm mộ túc cầu gán cho cái tên “trọng tài nghiện thẻ” và so sánh việc rút thẻ của ông với “tốc độ xỉa bài của một tay cờ bạc sành sỏi ở Las Vegas,” sau khi ông xài tới tổng cộng 17 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ chỉ trong ba trận đấu ở World Cup 2006 (5 thẻ vàng trong trận Italy-Ghana; 8 thẻ vàng trận Tây Ban Nha - Tunisia; 4 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ trận Đức-Thụy Điển).
Dù Anh thắng Mỹ, hay xảy ra điều bất ngờ - Chú Sam thuần hóa được Tam Sư - đi chăng nữa, đó sẽ chỉ được xem là hòn đá cuội trên con đường tiến sâu vào World Cup của cả hai đội này mà thôi, khi các đối thủ bảng C còn lại chỉ là hai đội tuyển "tí hon” Slovenia và Algeria. Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là một trận quyết đấu của cả hai đội, bởi lẽ họ muốn khẳng định mình và đặc biệt là người chiến thắng sẽ có thể tăng cơ hội "né" cỗ xe tăng Đức ở vòng đấu tiếp theo.
Đội tuyển Mỹ dù chỉ là thế lực mới nổi trong khoảng thời gian gần đây và chưa thể được xem là một đội bóng lớn, nhưng với những gì đã thể hiện ở Confederations Cup vừa qua, người ta tin rằng chiếc vé vào vòng sau còn lại ở bảng C sẽ khó thoát khỏi tay họ. Vấn đề là ở chỗ trong cuộc đua song mã Anh - Mỹ rạng sáng 13/6 (giờ Việt Nam), ai sẽ là người chiến thắng?
Không cần phải nói nhiều về Tam Sư (biệt danh của Đội tuyển Anh) dưới tiều đại Capello. Họ đã vượt qua vòng loại với vị trí đầu bảng một cách hết sức thuyết phục.
Những yếu điểm về tâm lý đã được chiến lược gia người Italy khắc phục triệt để, khiến đội bóng xứ sở sương mù thật sự trở thành một đối thủ đáng gờm ở World Cup lần này. Người Anh đang hy vọng rất lớn vào khả năng tái lập thành tích cách đây 44 năm để nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới. Dù là quê hương của bóng đá, nhưng đội tuyển quốc gia Anh ít khi được đánh giá cao ở các kỳ World Cup, mặc dù trong đội hình không thiếu những ngôi sao.
Đội hình hiện tại cũng được đánh giá là Thế hệ Vàng với dàn cầu thủ xuất sắc đang thi đấu ở môi trường bóng đá đỉnh cao, như Steven Gerrard, Frank Lampard, John Terry cùng linh hồn “quỷ đỏ” Wayne Rooney - người đang mang theo mình sự kỳ vọng của cả quốc gia!
Một nhân vật nổi bật khác không thể không nhắc đến của Tam Sư là Joe Cole. Cách đây 4 năm, anh đã chứng tỏ được đẳng cấp của một cầu thủ lớn. Mặc dù vừa bị câu lạc bộ Chelsea thanh lý hợp đồng, tiền vệ cánh trái này vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định trong lối chơi 4-4-2 của Tam Sư và được "Don Fabio" (tên gọi thân mật của huấn luyện viên Capello) hết sức tin dùng trong vai trò phát động tấn công, sáng tạo và gây đột biến.
Chấn thương dây chằng mắt cá chân của tiền vệ trụ cột Gareth Barry càng tạo lý do chính đáng để ông Capello tung Joe Cole ra sân ngay trong trận mở màn gặp Mỹ. Nếu đúng như dự đoán, đây sẽ là lần tái xuất chính thức đầu tiên của Joe Cole trong màu áo của đội tuyển quốc gia lần đầu tiên từ kể tháng 9/2008. Giới chuyên môn cũng cho rằng Ledley King có thể sẽ thế chỗ Rio Ferdinand và Emile Heskey sẽ đá cặp với Rooney trên hàng công trong trận gặp Mỹ.
Tuy vậy, điểm đặc biệt của ông Capello là không một ai có thể đoán được ông đang toan tính điều gì, kể cả các cầu thủ, do đó ai cũng phải nỗ lực khẳng định mình để được cống hiến cho đội tuyển quốc gia. Danh sách cầu thủ và sơ đồ chiến thuật chính thức cho mỗi trận đấu sẽ chỉ được huấn luyện viên này đưa ra khi cảm thấy đã đến lúc. Kể cả vị trí "người gác đền" chính hiện cũng đang bị ông "tung hỏa mù" giữa Robert Green, Joe Hart và David James.
Mỹ kém cạnh hơn Anh về thế lực trong làng túc cầu. Đơn giản bởi lẽ, bóng đá không phải là môn thể thao vua ở đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới này. Mối quan tâm đến đội tuyển quốc gia không lớn khiến Mỹ mãi lận đận với tâm thế của một đội bóng hạng trung bình yếu. Tuy nhiên, mọi thứ đã dần khởi sắc trong vòng vài năm trở lại đây khi họ có những cầu thủ chất lượng thi đấu ở những giải vô địch hàng đầu thế giới. Điều đó ít nhiều đã tạo nên một sức sống tươi mới và sự tự tin đáng kể cho các cầu thủ.
Trước trận ra quân gặp Tam Sư, Đội tuyển được đánh giá là một ứng cử viên vô địch, các cầu thủ Mỹ chẳng hề e dè, bởi họ không còn xa lạ với bóng đá Anh. Trong danh sách 23 cầu thủ thi đấu chính thức tại World Cup năm nay, có tới 10 tuyển thủ Mỹ đang thuộc biên chế các câu lạc bộ của Vương quốc Anh (Anh và Scotland), trong số này có đội trưởng Landon Donovan. Cầu thủ xông xáo, nhanh nhẹn và khôn khéo này vừa có quãng thời gian rất ấn tượng trong màu áo của Everton. Cuộc đối đầu trên hành lang trái giữa Ashley Cole của Tam Sư và Donovan hứa hẹn sẽ là một trong những điểm nóng đáng chú ý nhất trong trận Anh-Mỹ.
Ngoài ra, tuyển Mỹ còn có đội trưởng Bocanegra đang chơi bóng cho câu lạc bộ Rennes (Pháp), nhưng trước đó từng thi đấu cho Fulham và hậu vệ của Milan Onyewu đã có 11 trận chơi cho Newcastle. Với lợi thế đặc biệt hiếm có này, huấn luyện viên Bob Bradley dư sức bài binh bố trận một đội hình gồm toàn cầu thủ đã và đang chơi bóng tại Anh để chọi lại người Anh.
Hậu vệ Jay DeMerit đang khoác áo câu lạc bộ Watford (Anh) còn hùng hồn tuyên bố trên nhật báo Daily Mail rằng: “Chúng tôi tôn trọng tham vọng của tuyển Anh nhưng chúng tôi sẵn sàng cho họ xuống mặt đất ngay trận ra quân.”
Trong khi đó, Clint Dempsey - tuyển thủ Mỹ đang khoác áo Fulham, tin rằng anh và đồng đội có khả năng đánh bại bất kỳ đội bóng nào. Dempsey nhận xét: “Tuyển Anh có nhiều cầu thủ giỏi, nhưng nếu đá không tốt, họ sẽ lập tức bị chỉ trích. Đó chính là áp lực lớn dành cho họ. Trong khi đó, chúng tôi luôn bị đánh giá thấp hơn và chính điều đó khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái trong thi đấu. Chúng tôi sẽ cho mọi người thấy họ đã đánh giá sai lầm như thế nào.”
Dempsey tiết lộ Mỹ sẽ tận dụng mọi sơ hở của các hậu vệ cánh của tuyển Anh khi tham gia tấn công. Với sơ đồ 4-4-2, Mỹ sẽ thiết lập một hàng phòng ngự hai tầng và khiến Anh không có khoảng trống để triển khai lên bóng.
Cựu tuyển thủ nổi tiếng Mỹ Alexis Lallas mới đây còn mách nước với "đàn em" của mình rằng hãy nhằm thẳng vào gót Achilles của Rooney mà tấn công, đó chính là tính khí nóng nảy và độ nhạy cảm chấn thương của tiền đạo này. Trước đó, trong trận đấu giao hữu giữa tuyển Anh và CLB Platinum Stars trước thềm World Cup, "chàng Shrek" cũng đã một phen khiến những người yêu mến Tam Sư phải lo lắng khi anh có những tranh cãi quá quyết liệt, thậm chí văng tục với trọng tài chính.
Tại World Cup 2006, Rooney từng trở thành “mục tiêu” của các cầu thủ Bồ Đào Nha. Trong một pha va chạm, Rooney đã trả đũa Carvalho và bị truất quyền thi đấu ngay sau đó. Mong cho Rooney có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để đối đầu với các tình huống tương tự tại Nam Phi, tránh gây thêm tổn hại về người cho Tam Sư, sau khi trung vệ chủ lực Ferdinand phải chia tay sớm với World Cup do chấn thương.
Điều này càng đặc biệt phải lưu ý hơn khi người cầm còi chính trận Anh - Mỹ lại là ông Carlos Simon - vị trọng tài 44 tuổi quá nhiều tai tiếng.
Tháng 10/2009, ông đã bị treo còi 1 tháng ở giải nội địa sau khi Liên đoàn Bóng đá Brazil buộc tội ông "liên tục ông mắc sai lầm" và ban huấn luyện câu lạc bộ Flamengo chỉ trích Simon là trọng tài “thiếu quyết đoán, thiếu công bằng và thiếu hợp lý trong công tác điều khiển trận đấu."
Ông Simon cũng được giới hâm mộ túc cầu gán cho cái tên “trọng tài nghiện thẻ” và so sánh việc rút thẻ của ông với “tốc độ xỉa bài của một tay cờ bạc sành sỏi ở Las Vegas,” sau khi ông xài tới tổng cộng 17 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ chỉ trong ba trận đấu ở World Cup 2006 (5 thẻ vàng trong trận Italy-Ghana; 8 thẻ vàng trận Tây Ban Nha - Tunisia; 4 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ trận Đức-Thụy Điển).
Dù Anh thắng Mỹ, hay xảy ra điều bất ngờ - Chú Sam thuần hóa được Tam Sư - đi chăng nữa, đó sẽ chỉ được xem là hòn đá cuội trên con đường tiến sâu vào World Cup của cả hai đội này mà thôi, khi các đối thủ bảng C còn lại chỉ là hai đội tuyển "tí hon” Slovenia và Algeria. Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là một trận quyết đấu của cả hai đội, bởi lẽ họ muốn khẳng định mình và đặc biệt là người chiến thắng sẽ có thể tăng cơ hội "né" cỗ xe tăng Đức ở vòng đấu tiếp theo.
- Trận Anh - Mỹ diễn ra vào lúc 1 giờ 30 sáng 13/6 (giờ Hà Nội) - Địa điểm: Sân vận động Royal Bafokeng ở thành phố Rustenburg, với sức chứa 42.000 khán giả. - Trọng tài chính: Carlos Eugenio Simon, người Brazil |
Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)