Ngày 5/6, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam năm 2013.
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ giữa VAST và Phân viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga có tên “Nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh trong chuyến khảo sát chung Việt Nam-Liên bang Nga lần thứ 4 trên tàu nghiên cứu Viện sỹ Oparin trong vùng biển Việt Nam.”
Hội thảo nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đối với lĩnh vực nghiên cứu biển, nhân chuyến khảo sát chung trên tàu nghiên cứu của Nga từ 19/4 đến 8/6.
Nhân dịp này, giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch VAST cho biết VAST đang xúc tiến xây dựng đề án trình Chính phủ xin phê duyệt đề xuất tàu nghiên cứu của Phân viện Viễn Đông thường trực liên tục ở Nha Trang, phục vụ các chương trình nghiên cứu biển của VAST và Phân viện Viễn Đông thay cho các chuyến khảo sát chung bằng tàu Oparin hai năm/lần.
Giáo sư Châu Văn Minh cho biết Viện Hàn lâm Khoa học Nga là đối tác quan trọng của VAST trong nhiều chương trình nghiên cứu chung, đặc biệt là lĩnh vực khảo sát nghiên cứu biển với Phân viện Viễn Đông.
Đến nay, hai bên đã tiến hành hợp tác khảo sát vùng biển Việt Nam bằng tàu nghiên cứu Viện sỹ Oparin 4 lần trong các năm 2005, 2007, 2010 và 2013.
Qua những chuyến khảo sát trên, các nhà khoa học đã thu thập được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều loài sinh vật mới, nhiều hợp chất hóa học mới từ sinh vật biển Việt Nam đã được xác định. Nhiều công trình khoa học có giá trị cao giữa hai bên đã được công bố.
Trong chuyến khảo sát lần thứ tư (từ ngày19/4 đến 8/6), các nhà khoa học Nga và Việt Nam nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh của biển Đông, cập nhật những số liệu về tài nguyên sinh vật biển Việt Nam, phát triển hướng nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển; đồng thời góp phần đào tạo cán bộ nghiên cứu cho Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo khoa học về đa dạng sinh học và hóa sinh biển Đông, bao gồm cả nghiên cứu về quần xã rạn san hô; công tác thu thập, xác định các loài rong biển, sinh vật, vi sinh vật biển để tìm kiếm các nguồn mới, các chất có tính sinh học mới./.
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ giữa VAST và Phân viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga có tên “Nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh trong chuyến khảo sát chung Việt Nam-Liên bang Nga lần thứ 4 trên tàu nghiên cứu Viện sỹ Oparin trong vùng biển Việt Nam.”
Hội thảo nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đối với lĩnh vực nghiên cứu biển, nhân chuyến khảo sát chung trên tàu nghiên cứu của Nga từ 19/4 đến 8/6.
Nhân dịp này, giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch VAST cho biết VAST đang xúc tiến xây dựng đề án trình Chính phủ xin phê duyệt đề xuất tàu nghiên cứu của Phân viện Viễn Đông thường trực liên tục ở Nha Trang, phục vụ các chương trình nghiên cứu biển của VAST và Phân viện Viễn Đông thay cho các chuyến khảo sát chung bằng tàu Oparin hai năm/lần.
Giáo sư Châu Văn Minh cho biết Viện Hàn lâm Khoa học Nga là đối tác quan trọng của VAST trong nhiều chương trình nghiên cứu chung, đặc biệt là lĩnh vực khảo sát nghiên cứu biển với Phân viện Viễn Đông.
Đến nay, hai bên đã tiến hành hợp tác khảo sát vùng biển Việt Nam bằng tàu nghiên cứu Viện sỹ Oparin 4 lần trong các năm 2005, 2007, 2010 và 2013.
Qua những chuyến khảo sát trên, các nhà khoa học đã thu thập được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều loài sinh vật mới, nhiều hợp chất hóa học mới từ sinh vật biển Việt Nam đã được xác định. Nhiều công trình khoa học có giá trị cao giữa hai bên đã được công bố.
Trong chuyến khảo sát lần thứ tư (từ ngày19/4 đến 8/6), các nhà khoa học Nga và Việt Nam nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh của biển Đông, cập nhật những số liệu về tài nguyên sinh vật biển Việt Nam, phát triển hướng nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển; đồng thời góp phần đào tạo cán bộ nghiên cứu cho Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo khoa học về đa dạng sinh học và hóa sinh biển Đông, bao gồm cả nghiên cứu về quần xã rạn san hô; công tác thu thập, xác định các loài rong biển, sinh vật, vi sinh vật biển để tìm kiếm các nguồn mới, các chất có tính sinh học mới./.
Thu Phương (TTXVN)