Ngày 19/4, Phó Thủ tướng Thường trực Lào Xomxavat Lenhxavat đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Lào, từ ngày 13-15/4, của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng như kết quả hợp tác giữa hai nước trong những năm qua.
Phó Thủ tướng Xomxavat nêu rõ chuyến thăm Lào lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, chứng tỏ quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Trong những năm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược để giải phóng đất nước, quân và dân hai nước Việt-Lào đã kề vai sát cánh, cùng chiến đấu, đồng cam cộng khổ trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa,” vượt qua mọi khó khăn để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2/12/1975 tại Lào.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và tiến lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.
Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam, ông Xomxavat cho rằng hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, trước hết được thể hiện qua sự hợp tác chính trị. Sự hợp tác chính trị là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang phát triển trên một nền tảng sâu rộng, ngày càng vững chắc.
Đến nay, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và địa phương hai nước được tiến hành thường xuyên; giao lưu giữa các tổ chức, các tầng lớp nhân dân ngày càng nhộn nhịp với các hình thức phong phú. Đây chính là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự hợp tác tốt đẹp trong các lĩnh vực khác.
Hợp tác kinh tế giữa hai nước là minh chứng cho điều này. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm qua đạt khoảng 500 triệu USD bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện hai bên đang nỗ lực nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước, phấn đấu nâng lên mức 2 tỷ USD vào năm 2015.
Về hợp tác đầu tư, Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Lào với 207 dự án, có tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là nổi bật nhất với dự án sân golf và bất động sản ở thủ đô Vientiane của Công ty Golf Long Thành với số vốn đăng ký là 1 tỷ USD. Tiếp đó là các lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, trồng cây công nghiệp...
"Đặc biệt, tuần trước, chúng tôi vui mừng chứng kiến việc hai nước ký thỏa thuận thành lập Công ty cổ phần cảng Vũng Áng Việt-Lào để quản lý và làm dịch vụ tại cảng Vũng Áng mà Chính phủ Việt Nam đã nhất trí cho phép Lào sử dụng. Đây là sự giúp đỡ hết sức quý báu mà Việt Nam dành cho Lào bởi Lào là một quốc gia lục địa, không tiếp giáp với biển," ông Xomxavat nói.
Hai nước hiện đang thảo luận để thực hiện liên doanh giữa hai hãng hàng không quốc gia Lào và Việt Nam. Đường sá, viễn thông và đường không giữa hai nước cũng ngày càng được phát triển thuận tiện hơn.
Các lĩnh vực hợp tác giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học, kỹ thuật cũng đạt nhiều tiến bộ. Chính phủ Lào đánh giá cao việc Việt Nam giúp Lào đào tạo nguồn nhân lực, mỗi năm có không dưới 650 sinh viên Lào được đào tạo dài hạn tại Việt Nam. Ngoài việc đào tạo dài hạn, Việt Nam còn giúp đào tạo, tập huấn theo chủ đề.
Có thể nói, Việt Nam đã giúp Lào rất nhiều và mọi lĩnh vực hợp tác giữa hai nước đều đang phát triển tốt đẹp, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Ông Xomxavat nhấn mạnh, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn rất quan tâm giúp đỡ nhân dân Lào. Ngay trong năm 2009, bất chấp ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự giúp đỡ của Việt Nam dành cho Lào vẫn không giảm sút.
Trong sự kiện SEA Games 25 vừa qua, Việt Nam cũng đã giúp Lào trong khâu tập huấn cho vận động viên, các nhà chức trách, trọng tài đến cán bộ báo chí./.
Phó Thủ tướng Xomxavat nêu rõ chuyến thăm Lào lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, chứng tỏ quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Trong những năm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược để giải phóng đất nước, quân và dân hai nước Việt-Lào đã kề vai sát cánh, cùng chiến đấu, đồng cam cộng khổ trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa,” vượt qua mọi khó khăn để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2/12/1975 tại Lào.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và tiến lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.
Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam, ông Xomxavat cho rằng hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, trước hết được thể hiện qua sự hợp tác chính trị. Sự hợp tác chính trị là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang phát triển trên một nền tảng sâu rộng, ngày càng vững chắc.
Đến nay, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và địa phương hai nước được tiến hành thường xuyên; giao lưu giữa các tổ chức, các tầng lớp nhân dân ngày càng nhộn nhịp với các hình thức phong phú. Đây chính là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự hợp tác tốt đẹp trong các lĩnh vực khác.
Hợp tác kinh tế giữa hai nước là minh chứng cho điều này. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm qua đạt khoảng 500 triệu USD bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện hai bên đang nỗ lực nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước, phấn đấu nâng lên mức 2 tỷ USD vào năm 2015.
Về hợp tác đầu tư, Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Lào với 207 dự án, có tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là nổi bật nhất với dự án sân golf và bất động sản ở thủ đô Vientiane của Công ty Golf Long Thành với số vốn đăng ký là 1 tỷ USD. Tiếp đó là các lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, trồng cây công nghiệp...
"Đặc biệt, tuần trước, chúng tôi vui mừng chứng kiến việc hai nước ký thỏa thuận thành lập Công ty cổ phần cảng Vũng Áng Việt-Lào để quản lý và làm dịch vụ tại cảng Vũng Áng mà Chính phủ Việt Nam đã nhất trí cho phép Lào sử dụng. Đây là sự giúp đỡ hết sức quý báu mà Việt Nam dành cho Lào bởi Lào là một quốc gia lục địa, không tiếp giáp với biển," ông Xomxavat nói.
Hai nước hiện đang thảo luận để thực hiện liên doanh giữa hai hãng hàng không quốc gia Lào và Việt Nam. Đường sá, viễn thông và đường không giữa hai nước cũng ngày càng được phát triển thuận tiện hơn.
Các lĩnh vực hợp tác giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học, kỹ thuật cũng đạt nhiều tiến bộ. Chính phủ Lào đánh giá cao việc Việt Nam giúp Lào đào tạo nguồn nhân lực, mỗi năm có không dưới 650 sinh viên Lào được đào tạo dài hạn tại Việt Nam. Ngoài việc đào tạo dài hạn, Việt Nam còn giúp đào tạo, tập huấn theo chủ đề.
Có thể nói, Việt Nam đã giúp Lào rất nhiều và mọi lĩnh vực hợp tác giữa hai nước đều đang phát triển tốt đẹp, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Ông Xomxavat nhấn mạnh, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn rất quan tâm giúp đỡ nhân dân Lào. Ngay trong năm 2009, bất chấp ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự giúp đỡ của Việt Nam dành cho Lào vẫn không giảm sút.
Trong sự kiện SEA Games 25 vừa qua, Việt Nam cũng đã giúp Lào trong khâu tập huấn cho vận động viên, các nhà chức trách, trọng tài đến cán bộ báo chí./.
Phạm Văn Kiên (Vietnam+)