Hội thảo phát động nghiên cứu về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) do mạng lưới các trường đại học lưu vực sông Mekong thực hiện đã được tổ chức từ ngày 13-16/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ các nước lưu vực sông Mekong (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia) và Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học sẽ cùng xây dựng chiến lược lấy mẫu số liệu POPs, đồng thời lập bản đồ phân bố đất ngập nước lưu vực sông Mekong và bản đồ phân bố các loài cỏ dại ngoại lai. Các nhà khoa học cũng sẽ dành hai ngày (14-15/12) đi thăm Vườn quốc gia Tràm Chim-Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu thực tế, thử nghiệm và đào tạo các kỹ thuật này.
Theo giới khoa học, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đang gây tác hại rất lớn, làm giảm sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường trên khắp thế giới. POPs từ thuốc trừ sâu và các nguồn khác ngấm vào các hệ thống nước mặt và có thể tích tụ ở sông hồ và đầm lầy.
Lưu vực sông Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất thế giới trong việc hỗ trợ cuộc sống con người thông qua nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về POPs ở sông Mekong.
Được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dự án nghiên cứu POPs lưu vực sông Mekong là một phần trong Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, trong đó Hoa Kỳ hợp tác cùng Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan để đương đầu với các thách thức về giáo dục, môi trường và y tế xuyên quốc gia.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Clune khẳng định: “Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong là một bằng chứng nữa thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ của chúng tôi trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng"./.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ các nước lưu vực sông Mekong (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia) và Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học sẽ cùng xây dựng chiến lược lấy mẫu số liệu POPs, đồng thời lập bản đồ phân bố đất ngập nước lưu vực sông Mekong và bản đồ phân bố các loài cỏ dại ngoại lai. Các nhà khoa học cũng sẽ dành hai ngày (14-15/12) đi thăm Vườn quốc gia Tràm Chim-Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu thực tế, thử nghiệm và đào tạo các kỹ thuật này.
Theo giới khoa học, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đang gây tác hại rất lớn, làm giảm sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường trên khắp thế giới. POPs từ thuốc trừ sâu và các nguồn khác ngấm vào các hệ thống nước mặt và có thể tích tụ ở sông hồ và đầm lầy.
Lưu vực sông Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất thế giới trong việc hỗ trợ cuộc sống con người thông qua nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về POPs ở sông Mekong.
Được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dự án nghiên cứu POPs lưu vực sông Mekong là một phần trong Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, trong đó Hoa Kỳ hợp tác cùng Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan để đương đầu với các thách thức về giáo dục, môi trường và y tế xuyên quốc gia.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Clune khẳng định: “Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong là một bằng chứng nữa thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ của chúng tôi trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng"./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)