Ngày 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ đồng chủ trì tổ chức Cuộc họp Nhóm công tác hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) lần thứ 4.
Tham dự cuộc họp có khoảng 90 đại biểu là quan chức nhà nước đến từ Mỹ và năm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Theo ban tổ chức, Cuộc họp lần này có sáu cuộc họp bên lề về sáu lĩnh vực hợp tác trụ cột vủa LMI gồm môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, nông nghiệp-an ninh lương thực, an ninh năng lượng; hai phiên họp giữa các nhóm trụ cột LMI có liên quan để tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin; Hội thảo về hợp tác công-tư (PPP).
Mặt khác, cuộc họp Nhóm công tác lần này được tổ chức tại Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác LMI; thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ và các nước Mekong khác.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng Sáng kiến hạ nguồn Mekong vì tin tưởng vào tiềm năng của sáng kiến này và những lợi ích tiến bộ mà nó mang lại.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với các nước LMI và các tổ chức đối tác để thực hiện các hoạt động hợp tác thành công khác. Những gì mà LMI đã đạt được cho đến nay rất đáng khích lệ, góp phần củng cố vị trí của LMI trong cấu trúc hợp tác khu vực sông Mekong và tạo ra những nền tảng vững chắc cho những thành công trong tương lai.
Mục đích của Cuộc họp Nhóm công tác lần thứ 4 là rà soát các hoạt động đã và đang triển khai kể từ sau Cuộc họp nhóm công tác lần thứ 3; thảo luận về nâng cao vai trò của LMI trong khu vực Mekong và Đông Nam Á, tăng cường kết nối LMI với các mục tiêu của ASEAN; chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 diễn ra vào tháng 6/2013 tại Brunei.
Cùng ngày, Hội thảo về xây dựng và triển khai các dự án hợp tác công tư (PPP) trong khuôn khổ Sáng kiến hạ nguồn Mekong cũng đã được tổ chức. Tại đây, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, nêu rõ Sáng kiến Hạ nguồn Mekong được thành lập nhằm tăng cường hợp tác trong giải quyết những thách thức chung và thúc đẩy phát triển bền vững tại khu vực Mekong. Để tận dụng mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu đó, các nước thành viên LMI nhất trí cần khuyến khích và phát huy sự tham gia của khu vực tư nhân, theo đó việc phát triển mô hình hợp tác công tư được xem là một hướng đi đầy triển vọng.
Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, việc xây dựng và triển khai các dự án PPP hàm chứa nhiều vấn đề pháp lý, kinh tế và thương mại mà chúng ta cần nắm rõ hơn để có thể áp dụng được trên thực tế. Chính vì vậy, Hội thảo này được tổ chức nhằm trang bị cho các đại biểu một số kỹ năng quan trọng trong xây dựng và triển khai dự án PPP, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, cả thành công cũng như chưa thành công trong lĩnh vực này.
Cơ chế hợp tác Hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) được hình thành từ năm 2009, đến nay đã tổ chức được 5 Hội nghị Bộ trưởng và 3 Cuộc họp Nhóm công tác; hoàn chỉnh và thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình hành động LMI 2011-2015, mở ra giai đoạn mới với các chương trình hành động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên./.
Tham dự cuộc họp có khoảng 90 đại biểu là quan chức nhà nước đến từ Mỹ và năm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Theo ban tổ chức, Cuộc họp lần này có sáu cuộc họp bên lề về sáu lĩnh vực hợp tác trụ cột vủa LMI gồm môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, nông nghiệp-an ninh lương thực, an ninh năng lượng; hai phiên họp giữa các nhóm trụ cột LMI có liên quan để tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin; Hội thảo về hợp tác công-tư (PPP).
Mặt khác, cuộc họp Nhóm công tác lần này được tổ chức tại Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác LMI; thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ và các nước Mekong khác.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng Sáng kiến hạ nguồn Mekong vì tin tưởng vào tiềm năng của sáng kiến này và những lợi ích tiến bộ mà nó mang lại.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với các nước LMI và các tổ chức đối tác để thực hiện các hoạt động hợp tác thành công khác. Những gì mà LMI đã đạt được cho đến nay rất đáng khích lệ, góp phần củng cố vị trí của LMI trong cấu trúc hợp tác khu vực sông Mekong và tạo ra những nền tảng vững chắc cho những thành công trong tương lai.
Mục đích của Cuộc họp Nhóm công tác lần thứ 4 là rà soát các hoạt động đã và đang triển khai kể từ sau Cuộc họp nhóm công tác lần thứ 3; thảo luận về nâng cao vai trò của LMI trong khu vực Mekong và Đông Nam Á, tăng cường kết nối LMI với các mục tiêu của ASEAN; chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 diễn ra vào tháng 6/2013 tại Brunei.
Cùng ngày, Hội thảo về xây dựng và triển khai các dự án hợp tác công tư (PPP) trong khuôn khổ Sáng kiến hạ nguồn Mekong cũng đã được tổ chức. Tại đây, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, nêu rõ Sáng kiến Hạ nguồn Mekong được thành lập nhằm tăng cường hợp tác trong giải quyết những thách thức chung và thúc đẩy phát triển bền vững tại khu vực Mekong. Để tận dụng mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu đó, các nước thành viên LMI nhất trí cần khuyến khích và phát huy sự tham gia của khu vực tư nhân, theo đó việc phát triển mô hình hợp tác công tư được xem là một hướng đi đầy triển vọng.
Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, việc xây dựng và triển khai các dự án PPP hàm chứa nhiều vấn đề pháp lý, kinh tế và thương mại mà chúng ta cần nắm rõ hơn để có thể áp dụng được trên thực tế. Chính vì vậy, Hội thảo này được tổ chức nhằm trang bị cho các đại biểu một số kỹ năng quan trọng trong xây dựng và triển khai dự án PPP, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, cả thành công cũng như chưa thành công trong lĩnh vực này.
Cơ chế hợp tác Hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) được hình thành từ năm 2009, đến nay đã tổ chức được 5 Hội nghị Bộ trưởng và 3 Cuộc họp Nhóm công tác; hoàn chỉnh và thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình hành động LMI 2011-2015, mở ra giai đoạn mới với các chương trình hành động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)