Ngày 18/10, tại Hà Nội, Ban liên lạc cựu thiếu sinh quân Việt Nam đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 60 năm trường Thiếu sinh quân Việt Nam, thu hút sự tham dự của khoảng 200 cựu thiếu sinh quân.
Thực hiện Nghị định số 425/TCH của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam (nay là Bộ Quốc phòng) về tập trung các “chú vệ út” để đào tạo cán bộ cho giai đoạn sau, ngày 1/10/1949, tại Soi Mít (tỉnh Thái Nguyên) trường Thiếu sinh quân Trung ương (tên gọi ban đầu của trường Thiếu sinh quân Việt Nam) khai giảng năm học đầu tiên, với số lượng học sinh là 4 trung đội.
Đến năm học thứ hai, số lượng học sinh trường Thiếu sinh quân đã lên đến 3 đại đội. Tháng 5/1951, thực hiện chủ trương của Bác Hồ và Bộ Tổng Tư lệnh, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam hành quân lên Cao Bằng để sang học tập tại thành phố Quế Lâm (Trung Quốc), số lượng học sinh lúc này đã lên đến 7 đại đội và 1 trung đội nữ.
Đến giữa năm 1952, Chính phủ quyết định chuyển trường Thiếu sinh quân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng thành trường Thiếu nhi Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục, kết thúc hoạt động của trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Trong số các học sinh trường Thiếu sinh quân Việt Nam, có một số chuyển về phục vụ quân đội, một số đi học phiên dịch tiếng Trung, tiếng Nga, hầu hết số người lớn tuổi chuyển sang học các trường sư phạm sơ cấp và trung cấp; những người nhỏ tuổi sang học trường phổ thông ở Khu học xá Trung ương Nam Ninh (Trung Quốc).
Trường Thiếu sinh quân Việt Nam tồn tại trong 3 năm, nhưng nhà trường đã thực hiện được mục tiêu đào tạo lực lượng kế cận có văn hóa, trình độ chính trị bổ sung cho việc đào tạo cán bộ của quân đội và các ngành.
Hiện nay, các cựu thiếu sinh quân Việt Nam đã thành lập được Ban liên lạc địa phương ở 19 tỉnh, thành với số lượng hội viên khoảng 600 người.
Bày tỏ niềm xúc động dự buổi họp mặt đầm ấm của các cựu thiếu sinh quân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, các cựu thiếu sinh quân Việt Nam đã để lại dấu ấn, truyền thống tốt đẹp về tinh thần học tập, cống hiến cho đất nước. Nhiều người từ mái trường thiếu sinh quân sau này trở thành các nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng, cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Các cựu thiếu sinh quân đã truyền khí phách cho thế hệ hôm nay về tinh thần học tập, lao động, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước mong các cựu thiếu sinh quân tiếp tục phát huy truyền thống, truyền lửa cho thế hệ nối tiếp hoàn thành trọng trách mà lớp người đi trước trao lại, đó là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam./.
Thực hiện Nghị định số 425/TCH của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam (nay là Bộ Quốc phòng) về tập trung các “chú vệ út” để đào tạo cán bộ cho giai đoạn sau, ngày 1/10/1949, tại Soi Mít (tỉnh Thái Nguyên) trường Thiếu sinh quân Trung ương (tên gọi ban đầu của trường Thiếu sinh quân Việt Nam) khai giảng năm học đầu tiên, với số lượng học sinh là 4 trung đội.
Đến năm học thứ hai, số lượng học sinh trường Thiếu sinh quân đã lên đến 3 đại đội. Tháng 5/1951, thực hiện chủ trương của Bác Hồ và Bộ Tổng Tư lệnh, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam hành quân lên Cao Bằng để sang học tập tại thành phố Quế Lâm (Trung Quốc), số lượng học sinh lúc này đã lên đến 7 đại đội và 1 trung đội nữ.
Đến giữa năm 1952, Chính phủ quyết định chuyển trường Thiếu sinh quân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng thành trường Thiếu nhi Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục, kết thúc hoạt động của trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Trong số các học sinh trường Thiếu sinh quân Việt Nam, có một số chuyển về phục vụ quân đội, một số đi học phiên dịch tiếng Trung, tiếng Nga, hầu hết số người lớn tuổi chuyển sang học các trường sư phạm sơ cấp và trung cấp; những người nhỏ tuổi sang học trường phổ thông ở Khu học xá Trung ương Nam Ninh (Trung Quốc).
Trường Thiếu sinh quân Việt Nam tồn tại trong 3 năm, nhưng nhà trường đã thực hiện được mục tiêu đào tạo lực lượng kế cận có văn hóa, trình độ chính trị bổ sung cho việc đào tạo cán bộ của quân đội và các ngành.
Hiện nay, các cựu thiếu sinh quân Việt Nam đã thành lập được Ban liên lạc địa phương ở 19 tỉnh, thành với số lượng hội viên khoảng 600 người.
Bày tỏ niềm xúc động dự buổi họp mặt đầm ấm của các cựu thiếu sinh quân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, các cựu thiếu sinh quân Việt Nam đã để lại dấu ấn, truyền thống tốt đẹp về tinh thần học tập, cống hiến cho đất nước. Nhiều người từ mái trường thiếu sinh quân sau này trở thành các nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng, cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Các cựu thiếu sinh quân đã truyền khí phách cho thế hệ hôm nay về tinh thần học tập, lao động, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước mong các cựu thiếu sinh quân tiếp tục phát huy truyền thống, truyền lửa cho thế hệ nối tiếp hoàn thành trọng trách mà lớp người đi trước trao lại, đó là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)