Kể từ ngày 7/7 năm ngoái, Khu Hành chính đặc biệt Hongkong (Trung Quốc) đã chính thức áp dụng đánh thuế túi nylon với mức cụ thể là 0,5 đôla Hongkong/túi (tương đương 1.250 đồng).
Sau một năm triển khai, quyết định này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ môi trường.
Thói quen của người dân Hongkong thay đổi nhanh chóng khi ví tiền bị ảnh hưởng. Thay cho việc nhận được những túi nylon miễn phí sau mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, giờ họ đã quen với việc mang theo túi của mình và thường là những chiếc túi “sạch” theo công nghệ thân thiện môi trường.
Kể từ khi việc đánh thuế túi nylon được triển khai, lượng túi nylon sử dụng tại Hongkong đã giảm tới 90% và đây là tin vui cho môi trường bởi những túi nylon rác thải cần rất nhiều năm mới có thể tiêu hủy hoàn toàn.
Không chỉ tránh lãng phí, nguồn thu ngân sách của chính quyền Hongkong còn được thêm một khoản không nhỏ. Theo quy định trên, tiền thuế thu được từ túi nylon của các cửa hàng sẽ nộp cho chính quyền. Tính đến cuối tháng Ba, tổng cộng số tiền này là 19,8 triệu đôla Hongkong (tương đương 49,5 tỷ đồng), đồng nghĩa khoảng 39 triệu túi nylon bị đánh thuế.
Con số trên thấp hơn nhiều mức dự kiến 200 triệu đôla Hongkong mỗi năm mà các quan chức môi trường Hongkong dự đoán. Lí do chủ yếu là vì người tiêu dùng đã tiết kiệm triệt để bằng những chiếc túi của họ.
Tuy nhiên, mặt khác của việc đánh thuế túi nylon này là không ít cửa hàng bán lẻ đang lo ngại người tiêu dùng giờ không mua nhiều hàng một lần. Kể từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2010, Hiệp hội quản lý bán lẻ Hongkong cho biết một số chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn đã bị ảnh hưởng nhất định khi số người “mua sỉ” giảm.
Một phát ngôn viên của chuỗi siêu thị Wellcome cho biết hiện tượng này là vì nhiều người mua chỉ mang theo túi nhỏ nên không lựa chọn nhiều hàng hóa thoải mái như khi túi còn miễn phí.
Cục Bảo vệ Môi trường Hongkong đang chuẩn bị tiến hành xem xét, đánh giá lại chương trình đánh thuế túi nylon trên sau một năm triển khai. Đang có nhiều lời kêu gọi từ các nhà bảo vệ môi trường về việc mở rộng diện áp dụng. Theo họ, không chỉ khoảng 3.000 siêu thị, cửa hàng đăng ký kinh doanh bán lẻ hiện nay mà việc đánh thuế túi nylon cần thực hiện với cả những cửa hàng nhỏ lẻ bán đồ khô./.
Sau một năm triển khai, quyết định này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ môi trường.
Thói quen của người dân Hongkong thay đổi nhanh chóng khi ví tiền bị ảnh hưởng. Thay cho việc nhận được những túi nylon miễn phí sau mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, giờ họ đã quen với việc mang theo túi của mình và thường là những chiếc túi “sạch” theo công nghệ thân thiện môi trường.
Kể từ khi việc đánh thuế túi nylon được triển khai, lượng túi nylon sử dụng tại Hongkong đã giảm tới 90% và đây là tin vui cho môi trường bởi những túi nylon rác thải cần rất nhiều năm mới có thể tiêu hủy hoàn toàn.
Không chỉ tránh lãng phí, nguồn thu ngân sách của chính quyền Hongkong còn được thêm một khoản không nhỏ. Theo quy định trên, tiền thuế thu được từ túi nylon của các cửa hàng sẽ nộp cho chính quyền. Tính đến cuối tháng Ba, tổng cộng số tiền này là 19,8 triệu đôla Hongkong (tương đương 49,5 tỷ đồng), đồng nghĩa khoảng 39 triệu túi nylon bị đánh thuế.
Con số trên thấp hơn nhiều mức dự kiến 200 triệu đôla Hongkong mỗi năm mà các quan chức môi trường Hongkong dự đoán. Lí do chủ yếu là vì người tiêu dùng đã tiết kiệm triệt để bằng những chiếc túi của họ.
Tuy nhiên, mặt khác của việc đánh thuế túi nylon này là không ít cửa hàng bán lẻ đang lo ngại người tiêu dùng giờ không mua nhiều hàng một lần. Kể từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2010, Hiệp hội quản lý bán lẻ Hongkong cho biết một số chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn đã bị ảnh hưởng nhất định khi số người “mua sỉ” giảm.
Một phát ngôn viên của chuỗi siêu thị Wellcome cho biết hiện tượng này là vì nhiều người mua chỉ mang theo túi nhỏ nên không lựa chọn nhiều hàng hóa thoải mái như khi túi còn miễn phí.
Cục Bảo vệ Môi trường Hongkong đang chuẩn bị tiến hành xem xét, đánh giá lại chương trình đánh thuế túi nylon trên sau một năm triển khai. Đang có nhiều lời kêu gọi từ các nhà bảo vệ môi trường về việc mở rộng diện áp dụng. Theo họ, không chỉ khoảng 3.000 siêu thị, cửa hàng đăng ký kinh doanh bán lẻ hiện nay mà việc đánh thuế túi nylon cần thực hiện với cả những cửa hàng nhỏ lẻ bán đồ khô./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)