Vụ hồng xiêm 2010, nhà vườn Tiền Giang phấn khởi nhờ năng suất cao, được giá, bình quân trên 10.000đồng/kg. Hồng xiêm loại I có lúc có giá cao kỷ lục 16.000-17.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Với giá tiêu thụ kể trên, mỗi hécta hồng xiêm cho nhà vườn thu nhập không dưới vài trăm triệu đồng. Nhờ cây trồng đặc sản này “lên hương” nên bà con có cuộc sống ổn định, nhiều hộ dân trở thành triệu phú nông thôn sau một vụ thu hoạch bội thu.
Để giúp phát huy thế mạnh cây hồng xiêm trên đất phù sa bồi ven sông Tiền, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông hộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp tích cực như chuyển giao kỹ thuật thâm canh, xử lý cho trái mùa nghịch hoặc rải vụ trong năm, tuyển chọn giống tốt cho năng suất cao; phẩm chất ngon được thị trường ưa chuộng, khuyến khích trồng theo ngưỡng an toàn, qui hoạch vùng trồng chuyên canh tập trung.
Đặc biệt, tỉnh Tiền Giang đang triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho cây hồng xiêm Mặc Bắc Kim Sơn - một giống cây trồng đặc sản đang khẳng định lợi thế cạnh tranh trên thị trường cây ăn trái trong nước. Trước mắt, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên nông dân đang có xu hướng khôi phục và mở rộng diện tích hồng xiêm nhằm tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị phục vụ thị trường, tăng hiệu quả sinh lợi cho nông hộ.
Tỉnh Tiền Giang hiện trồng được khoảng 2.000ha hồng xiêm, tập trung nhiều nhất tại các xã ven sông Tiền thuộc địa bàn hai huyện Châu Thành và Cai Lậy, bao gồm các xã Kim Sơn, Song Thuận, Phú Phong, Bàn Long (Châu Thành), Tam Bình, Mỹ Long (Cai Lậy). Riêng huyện Châu Thành có đến khoảng 1.500ha hồng xiêm cho thu hoạch, lớn nhất tỉnh./.
Với giá tiêu thụ kể trên, mỗi hécta hồng xiêm cho nhà vườn thu nhập không dưới vài trăm triệu đồng. Nhờ cây trồng đặc sản này “lên hương” nên bà con có cuộc sống ổn định, nhiều hộ dân trở thành triệu phú nông thôn sau một vụ thu hoạch bội thu.
Để giúp phát huy thế mạnh cây hồng xiêm trên đất phù sa bồi ven sông Tiền, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông hộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp tích cực như chuyển giao kỹ thuật thâm canh, xử lý cho trái mùa nghịch hoặc rải vụ trong năm, tuyển chọn giống tốt cho năng suất cao; phẩm chất ngon được thị trường ưa chuộng, khuyến khích trồng theo ngưỡng an toàn, qui hoạch vùng trồng chuyên canh tập trung.
Đặc biệt, tỉnh Tiền Giang đang triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho cây hồng xiêm Mặc Bắc Kim Sơn - một giống cây trồng đặc sản đang khẳng định lợi thế cạnh tranh trên thị trường cây ăn trái trong nước. Trước mắt, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên nông dân đang có xu hướng khôi phục và mở rộng diện tích hồng xiêm nhằm tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị phục vụ thị trường, tăng hiệu quả sinh lợi cho nông hộ.
Tỉnh Tiền Giang hiện trồng được khoảng 2.000ha hồng xiêm, tập trung nhiều nhất tại các xã ven sông Tiền thuộc địa bàn hai huyện Châu Thành và Cai Lậy, bao gồm các xã Kim Sơn, Song Thuận, Phú Phong, Bàn Long (Châu Thành), Tam Bình, Mỹ Long (Cai Lậy). Riêng huyện Châu Thành có đến khoảng 1.500ha hồng xiêm cho thu hoạch, lớn nhất tỉnh./.
Minh Trí (Vietnam+)