Chính quyền Hong Kong hôm 8/9 đã lùi bước trong việc triển khai kế hoạch buộc học sinh ở đây phải tham dự các lớp học yêu nước theo yêu cầu của đại lục sau cuộc biểu tình chống "tẩy não" kéo dài của sinh viên và giáo viên địa phương.
Sinh viên Hong Kong biểu tình phản đối kế hoạch tẩy não từ đại lục (Nguồn: AFP)
"Sự thay đổi chính sách có nghĩa chúng tôi đã trao quyền lại cho các ngôi trường" - Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh nói với các phóng viên - "Các ngôi trường sẽ có quyền quyết định khi nào và bằng cách nào người ta sẽ tiến hành việc giới thiệu các bài học về giáo dục đạo đức và yêu nước."
[Sinh viên Hong Kong phản đối giáo dục "tẩy não"] Đề xuất triển khai bắt buộc các bài học "giáo dục yêu nước" trong những ngôi trường ở Hong Kong kể từ năm 2016 đã bị nhiều học sinh và các bậc phụ huynh coi là hành động "tẩy não" dẫn tới những cuộc biểu tình thu hút tới hàng ngàn người tham gia trước trụ sở của cơ quan lập pháp đặc khu. Chính quyền đặc khu nói rằng việc giáo dục là rất quan trọng, nhằm nuôi dưỡng cảm giác yêu nước, trong bối cảnh tư tưởng phản đối sự áp đặt từ đại lục tăng cao ở thành phố 7 triệu dân này, nơi áp dụng chính sách một nhà nước, hai chế độ kể từ khi Hong Kong về lại với Trung Quốc đại lục năm 1997. Các trường học học có thể sẽ bổ sung các lớp học tự nguyện về lòng yêu nước trong năm nay. Nhưng nhiều trường cho biết họ muốn có sự hướng dẫn từ chính quyền về cách thức dạy bộ môn mới này. Một cuộc thăm dò diễn ra hồi tuần trước cho thấy 69% học sinh phản đối lớp học yêu nước. Nghị sĩ Anna Wu, người lãnh đạo ủy ban nghiên cứu chính sách Hong Kong, nói rằng chính quyền đã có quyết định khá đúng đắn. "Quyết định mới phù hợp với hoạt động tự do giáo dục và vì thế tôi ủng hộ nó" - bà nói. Người dân Hong Kong đã đi bầu cử trong ngày 9/9 để chọn hội đồng lập pháp mới gồm 70 ghế. Các đảng phái ở đặc khu muốn lợi dụng sự phẫn nộ của dư luận với màn giáo dục yêu nước vừa qua để tăng cường sự ủng hộ dành cho họ. Họ muốn nhân dịp này để tăng số ghế của mình trong hội đồng lập pháp và có quyền phủ quyết với việc thay đổi hiến pháp của đặc khu./.
[Sinh viên Hong Kong phản đối giáo dục "tẩy não"] Đề xuất triển khai bắt buộc các bài học "giáo dục yêu nước" trong những ngôi trường ở Hong Kong kể từ năm 2016 đã bị nhiều học sinh và các bậc phụ huynh coi là hành động "tẩy não" dẫn tới những cuộc biểu tình thu hút tới hàng ngàn người tham gia trước trụ sở của cơ quan lập pháp đặc khu. Chính quyền đặc khu nói rằng việc giáo dục là rất quan trọng, nhằm nuôi dưỡng cảm giác yêu nước, trong bối cảnh tư tưởng phản đối sự áp đặt từ đại lục tăng cao ở thành phố 7 triệu dân này, nơi áp dụng chính sách một nhà nước, hai chế độ kể từ khi Hong Kong về lại với Trung Quốc đại lục năm 1997. Các trường học học có thể sẽ bổ sung các lớp học tự nguyện về lòng yêu nước trong năm nay. Nhưng nhiều trường cho biết họ muốn có sự hướng dẫn từ chính quyền về cách thức dạy bộ môn mới này. Một cuộc thăm dò diễn ra hồi tuần trước cho thấy 69% học sinh phản đối lớp học yêu nước. Nghị sĩ Anna Wu, người lãnh đạo ủy ban nghiên cứu chính sách Hong Kong, nói rằng chính quyền đã có quyết định khá đúng đắn. "Quyết định mới phù hợp với hoạt động tự do giáo dục và vì thế tôi ủng hộ nó" - bà nói. Người dân Hong Kong đã đi bầu cử trong ngày 9/9 để chọn hội đồng lập pháp mới gồm 70 ghế. Các đảng phái ở đặc khu muốn lợi dụng sự phẫn nộ của dư luận với màn giáo dục yêu nước vừa qua để tăng cường sự ủng hộ dành cho họ. Họ muốn nhân dịp này để tăng số ghế của mình trong hội đồng lập pháp và có quyền phủ quyết với việc thay đổi hiến pháp của đặc khu./.
Linh Vũ (Vietnam+)