Hãng chế tạo ôtô Honda Motor Co. của Nhật Bản ngày 1/6 đã đồng ý tăng 24% lương/tháng cho công nhân tại nhà máy sản xuất các bộ phận ôtô của Honda ở Trung Quốc, chấm dứt cuộc đình công chưa từng có tiền lệ, khiến các nhà máy lắp ráp ôtô của họ ở miền nam Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động.
Theo đó, Honda sẽ tăng thêm 366 Nhân dân tệ/tháng lương cho công nhân tại Honda Auto Parts Manufacturing Co, ở thành phố Phật Sơn, nâng mức lương khởi điểm của họ lên 1.910 Nhân dân tệ (280 USD)/tháng. Động thái này có thể giúp các nhà máy lắp ráp ôtô nối lại hoạt động vào ngày 3/6 tới.
Người phát ngôn Yasuko Matsuura của Honda ở Tokyo cho biết "hầu hết các công nhân đình công tại nhà máy trên đã chấp nhận mức lương mới và một số hoạt động sản xuất đã bắt đầu từ ngày hôm nay."
Tuy nhiên, theo bà Matsuura, các nhà máy phụ thuộc vào sản lượng nhà máy sản xuất bộ phận ôtô này, trong đó có liên doanh lắp ráp ôtô Guangqi Honda Automobile và Dongfeng Honda Automobile, vẫn tiếp tục đóng cửa đến hết ngày 2/6 do thiếu các bộ phận quan trọng.
Trong thông cáo báo chí ra tối ngày 31/5 ở Tokyo, Honda nói rằng họ vẫn đang đàm phán với số công nhân đình công còn lại thông qua vai trò trung gian của các nhà chức trách địa phương.
Guangqi Honda Automobile co., liên doanh 50-50 của Honda với Guangzhou Automobile Group của Trung Quốc, đã ngừng hoạt động cách đây một tuần. Hai nhà máy của liên doanh này đặt ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông.
Trong khi hoạt động sản xuất tại Dongfeng Honda Automobile co, một liên doanh khác của Honda, đặt tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cũng bị ngưng trệ hôm 26/5. Liên doanh này cũng vận hành hai nhà máy.
Honda đã bán 576.223 chiếc ôtô ở Trung Quốc năm 2009, tăng 23% so với năm trước đó. Còn trong tháng Tư, doanh số bán tại Trung Quốc của Honda tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, lên 55.113 chiếc.
Hành động của các công nhân nhà máy Honda diễn ra trong bối cảnh điều kiện làm việc ở Trung Quốc bị tăng cường giám sát sau khi xảy ra một loạt vụ tử tự tại nhà máy của Foxconn (Đài Loan), chuyên lắp ráp iPhone của Apple và những đồ điện tử khác.
Trong nỗ lực đối phó với vấn đề trên, gần đây, Foxconn đã công bố tăng 20% lương tại các nhà máy của tập đoàn ở Trung Quốc./.
Theo đó, Honda sẽ tăng thêm 366 Nhân dân tệ/tháng lương cho công nhân tại Honda Auto Parts Manufacturing Co, ở thành phố Phật Sơn, nâng mức lương khởi điểm của họ lên 1.910 Nhân dân tệ (280 USD)/tháng. Động thái này có thể giúp các nhà máy lắp ráp ôtô nối lại hoạt động vào ngày 3/6 tới.
Người phát ngôn Yasuko Matsuura của Honda ở Tokyo cho biết "hầu hết các công nhân đình công tại nhà máy trên đã chấp nhận mức lương mới và một số hoạt động sản xuất đã bắt đầu từ ngày hôm nay."
Tuy nhiên, theo bà Matsuura, các nhà máy phụ thuộc vào sản lượng nhà máy sản xuất bộ phận ôtô này, trong đó có liên doanh lắp ráp ôtô Guangqi Honda Automobile và Dongfeng Honda Automobile, vẫn tiếp tục đóng cửa đến hết ngày 2/6 do thiếu các bộ phận quan trọng.
Trong thông cáo báo chí ra tối ngày 31/5 ở Tokyo, Honda nói rằng họ vẫn đang đàm phán với số công nhân đình công còn lại thông qua vai trò trung gian của các nhà chức trách địa phương.
Guangqi Honda Automobile co., liên doanh 50-50 của Honda với Guangzhou Automobile Group của Trung Quốc, đã ngừng hoạt động cách đây một tuần. Hai nhà máy của liên doanh này đặt ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông.
Trong khi hoạt động sản xuất tại Dongfeng Honda Automobile co, một liên doanh khác của Honda, đặt tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cũng bị ngưng trệ hôm 26/5. Liên doanh này cũng vận hành hai nhà máy.
Honda đã bán 576.223 chiếc ôtô ở Trung Quốc năm 2009, tăng 23% so với năm trước đó. Còn trong tháng Tư, doanh số bán tại Trung Quốc của Honda tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, lên 55.113 chiếc.
Hành động của các công nhân nhà máy Honda diễn ra trong bối cảnh điều kiện làm việc ở Trung Quốc bị tăng cường giám sát sau khi xảy ra một loạt vụ tử tự tại nhà máy của Foxconn (Đài Loan), chuyên lắp ráp iPhone của Apple và những đồ điện tử khác.
Trong nỗ lực đối phó với vấn đề trên, gần đây, Foxconn đã công bố tăng 20% lương tại các nhà máy của tập đoàn ở Trung Quốc./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)