"Hồn Trương Ba da hàng thịt” là kịch bản đã từng được dựng rất thành công tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Bản dựng đó đã gắn liền với những tên tuổi lớn như đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, các diễn viên Trọng Khôi, Trần Tiến, Anh Dũng... Những tiếng cười, những dáng đi, những câu thoại... vẫn còn nguyên trong ký ức của rất nhiều người.
Dựng lại kịch bản này ở Nhà hát Kịch Việt Nam là một việc không hề dễ, nếu không nói là rất khó!
Màn mở, và một sân khấu diêm dúa như kiểu kịch hát hiện ra. Có vẻ như những thử nghiệm và phá cách đã bắt đầu: các tiên nữ xiêm y lộng lẫy múa hát, tiên cờ Đế Thích lướt xe mây như trẻ con đi xe trượt scooter.
Tôi tưởng rằng đạo diễn đã chuẩn bị một lối thể hiện giễu nhại từ đầu chí cuối, hoặc dỡ tung ra theo kiểu đẩy toàn bộ câu chuyện sang một bối cảnh hiện đại. Nhưng hóa ra, không phải. Tất cả mới chỉ dừng lại ở những cảnh đầu. Sau đó, mọi việc trở lại bình thường. Không còn nhiều bất ngờ dành cho tôi nữa ngoài một vài trò và vài lời thoại viết thêm sạch sẽ, không bị “lỏi”.
Các diễn viên đều diễn ở mức thể hiện thuần túy. Chưa thực sự thấy “lửa” trên sân khấu như tôi đã hy vọng ở những diễn viên của Nhà hát Anh Cả Đỏ. Vai có nhiều đất diễn nhất của Quốc Khánh cũng chỉ mới dừng ở mức “có cố gắng”.
[Hồn Trương Ba, da...hình thể - thất vọng vì khiên cưỡng]
Rõ ràng, một ngoại hình không phù hợp với vai Hợi hàng thịt cũng làm ảnh hưởng đến diễn xuất của diễn viên, dù anh đã cố gắng nhưng vẫn có thể nhận thấy sự gò bó. Và, sự ủ dột vốn có từ trước tới nay chưa thoát ra được khỏi Trung Anh nên vai Trương Ba ít thể hiện được cái thay đổi và phát triển tính cách sẵn có trong kịch bản gốc.
Cảnh viết thêm để kết vở cũng không phải là không hợp lý, nhưng sự xuất hiện của “hồn” ông Trương Ba bằng một hình ảnh quả cầu lấp lóe như đồ chơi Hàng Mã là không cần thiết. Tôi cho cách xử lý này hơi “thật thà”.
Quay lại với những cách tân của đạo diễn: những cô tiên được sử dụng 2 lần ở những cảnh đầu đã phần nào tạo ra một nét mới, nhưng không được “tận dụng” sau đó. “Xe mây” kiểu scooter cũng chỉ được dùng có một lần.
Về mặt tổng thể, những cách tân ấy manh nha quá, thật tiếc. Giá như đạo diễn mạnh tay đẩy thêm những cách tân ấy đi đến tận cùng của vở thì có lẽ đã có một bản dựng thật mới. Nhưng có lẽ, cũng nên thông cảm. Nếu điều đó xảy ra, vở sẽ gây tranh cãi ghê gớm. Mà sức ép thành công, sức ép tham dự Liên hoan thì luôn hiện hữu!!!
Bên cạnh những thứ đã nói ở trên, không có nhiều điều để nói về “Hồn Trương Ba da hàng thịt” bản dựng của Nhà hát Kịch Việt Nam tối qua ngoài những gì xảy ra trong Rạp Công Nhân.
Việc soát giấy mời cũng đã hết sức nghiêm túc từ đầu, nhưng vẫn có quá nhiều người phải đứng sau khi những người đến trước đã lấp kín mọi chỗ có thể ngồi. Khán giả vẫn thích thú với một kịch bản mà xem đi xem lại bao nhiêu lần cũng không chán...
Trên thang điểm 10, tôi cũng chỉ có thể dành cho vở diễn điểm 8. Nếu những thử nghiệm được đẩy đến cùng như tôi mong muốn, thì điểm số chắc sẽ là 9, thậm chí 9.5 – nhưng cũng không loại trừ là 7 hoặc 6!
Khó nhỉ, về mặt cá nhân mà nói, tôi cũng không biết mình sẽ lựa chọn nhận điểm 8 già dặn an toàn này, hay đẩy những thử nghiệm đến cùng và chấp nhận phiêu lưu... nếu ở vào vị trí của đạo diễn. Nhưng dù sao, tôi vẫn tiếc!./.
Bản dựng đó đã gắn liền với những tên tuổi lớn như đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, các diễn viên Trọng Khôi, Trần Tiến, Anh Dũng... Những tiếng cười, những dáng đi, những câu thoại... vẫn còn nguyên trong ký ức của rất nhiều người.
Dựng lại kịch bản này ở Nhà hát Kịch Việt Nam là một việc không hề dễ, nếu không nói là rất khó!
Màn mở, và một sân khấu diêm dúa như kiểu kịch hát hiện ra. Có vẻ như những thử nghiệm và phá cách đã bắt đầu: các tiên nữ xiêm y lộng lẫy múa hát, tiên cờ Đế Thích lướt xe mây như trẻ con đi xe trượt scooter.
Tôi tưởng rằng đạo diễn đã chuẩn bị một lối thể hiện giễu nhại từ đầu chí cuối, hoặc dỡ tung ra theo kiểu đẩy toàn bộ câu chuyện sang một bối cảnh hiện đại. Nhưng hóa ra, không phải. Tất cả mới chỉ dừng lại ở những cảnh đầu. Sau đó, mọi việc trở lại bình thường. Không còn nhiều bất ngờ dành cho tôi nữa ngoài một vài trò và vài lời thoại viết thêm sạch sẽ, không bị “lỏi”.
Các diễn viên đều diễn ở mức thể hiện thuần túy. Chưa thực sự thấy “lửa” trên sân khấu như tôi đã hy vọng ở những diễn viên của Nhà hát Anh Cả Đỏ. Vai có nhiều đất diễn nhất của Quốc Khánh cũng chỉ mới dừng ở mức “có cố gắng”.
[Hồn Trương Ba, da...hình thể - thất vọng vì khiên cưỡng]
Rõ ràng, một ngoại hình không phù hợp với vai Hợi hàng thịt cũng làm ảnh hưởng đến diễn xuất của diễn viên, dù anh đã cố gắng nhưng vẫn có thể nhận thấy sự gò bó. Và, sự ủ dột vốn có từ trước tới nay chưa thoát ra được khỏi Trung Anh nên vai Trương Ba ít thể hiện được cái thay đổi và phát triển tính cách sẵn có trong kịch bản gốc.
Cảnh viết thêm để kết vở cũng không phải là không hợp lý, nhưng sự xuất hiện của “hồn” ông Trương Ba bằng một hình ảnh quả cầu lấp lóe như đồ chơi Hàng Mã là không cần thiết. Tôi cho cách xử lý này hơi “thật thà”.
Quay lại với những cách tân của đạo diễn: những cô tiên được sử dụng 2 lần ở những cảnh đầu đã phần nào tạo ra một nét mới, nhưng không được “tận dụng” sau đó. “Xe mây” kiểu scooter cũng chỉ được dùng có một lần.
Về mặt tổng thể, những cách tân ấy manh nha quá, thật tiếc. Giá như đạo diễn mạnh tay đẩy thêm những cách tân ấy đi đến tận cùng của vở thì có lẽ đã có một bản dựng thật mới. Nhưng có lẽ, cũng nên thông cảm. Nếu điều đó xảy ra, vở sẽ gây tranh cãi ghê gớm. Mà sức ép thành công, sức ép tham dự Liên hoan thì luôn hiện hữu!!!
Bên cạnh những thứ đã nói ở trên, không có nhiều điều để nói về “Hồn Trương Ba da hàng thịt” bản dựng của Nhà hát Kịch Việt Nam tối qua ngoài những gì xảy ra trong Rạp Công Nhân.
Việc soát giấy mời cũng đã hết sức nghiêm túc từ đầu, nhưng vẫn có quá nhiều người phải đứng sau khi những người đến trước đã lấp kín mọi chỗ có thể ngồi. Khán giả vẫn thích thú với một kịch bản mà xem đi xem lại bao nhiêu lần cũng không chán...
Trên thang điểm 10, tôi cũng chỉ có thể dành cho vở diễn điểm 8. Nếu những thử nghiệm được đẩy đến cùng như tôi mong muốn, thì điểm số chắc sẽ là 9, thậm chí 9.5 – nhưng cũng không loại trừ là 7 hoặc 6!
Khó nhỉ, về mặt cá nhân mà nói, tôi cũng không biết mình sẽ lựa chọn nhận điểm 8 già dặn an toàn này, hay đẩy những thử nghiệm đến cùng và chấp nhận phiêu lưu... nếu ở vào vị trí của đạo diễn. Nhưng dù sao, tôi vẫn tiếc!./.
Lưu Sơn Minh (Vietnam+)