Mỗi người dân làng nghề thêu Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đều mang trong mình niềm tự hào về mảnh đất Cố đô ngàn năm văn hiến, mong muốn đem nghệ thuật thêu tinh hoa, tạo nên những sản phẩm kiệt tác dâng đời và quảng bá cho tên tuổi làng nghề bay xa.
Về làng nghề Văn Lâm, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đang miệt mài bên khung vải, dành hết tâm huyết để lưu truyền nghề thêu truyền thống.
Nhờ nghề thêu mà vùng đất nghèo thuần nông quanh năm “chiêm thua, mùa mất” này có cuộc sống ngày càng ổn định, những sản phẩm thêu tay kết tinh nền văn hóa đặc thù của làng nghề ngày càng được nhiều du khách năm châu biết tới.
Nép mình vào núi, bên cạnh khu du lịch Tam Cốc-Bích Động nổi tiếng, Văn Lâm là cái nôi của nghề thêu truyền truyền thống lâu đời đã nổi danh cả nước.
Theo sử sách của làng ghi lại, nghề thêu ở đây có từ hơn 700 năm trước. Ông tổ nghề là Lê Công Hành, một vị quan đời Trần, một lần đi sứ sang Trung Hoa thấy một số họa tiết tinh xảo thêu bằng tay trên chiếc tàn lọng (ô che cung đình) tuyệt đẹp khiến ông rất thích.
Trong thời gian ở đó, ông đã học được nghề thêu truyền thống của người Trung Hoa rồi trở về truyền dạy và tổ chức cho dân làng Văn Lâm làm theo.
Ban đầu, thêu chỉ là nghề phụ, trải qua bao thăng trầm, người dân Văn Lâm luôn bám nghề, bám quê, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống của nghề thêu.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ban ngày người dân ra đồng sản xuất, đêm đêm cả làng lại thắp đèn dầu làm hàng thêu xuất khẩu.
Từ những sợi chỉ mảnh mai, những mảnh vải đủ mầu, với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề, các “nghệ sỹ” thôn quê đã tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, đường nét tinh xảo, uyển chuyển, thanh tú, mịn màng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.
Hình ảnh những người phụ nữ chăm chú bên khung thêu với sự say mê ngời lên trong ánh mắt khiến ta có thể thấu hiểu sự tồn tại của làng nghề không phải chỉ nằm trong hai chữ "mưu"sinh."
Hiện nay, Văn Lâm có 1.000 hộ, trong đó 85% số hộ gia đình làm nghề thêu ren. Từ những đứa trẻ 6-7 tuổi đến các cụ cao niên ngoài 80 tuổi, ai cũng biết cầm kim.
Từ mặt hàng thêu ren truyền thống và đơn giản, các cơ sở sản xuất đã dần chuyển sang làm hàng thêu pha rua trắng chất lượng cao, tạo nên những mẫu hàng mới đáp ứng với những thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc...
Ông Vũ Thanh Luân, Chủ tịch Hội làng nghề Văn Lâm - một người tâm huyết với nghề xúc động cho biết: Là người con của Văn Lâm, ai cũng vui mừng về sự đổi thay nơi làng quê. Trước đây quanh năm mất mùa, năng suất thấp, quỹ đất cho sản xuất eo hẹp, nay lại có thể “bung ra” và phất lên, bà con có cuộc sống ngày càng khấm khá.
Tuy nhiên, ông cũng rất trăn trở khi thấy những sản phẩm tinh xảo do các nghệ nhân tài hoa làm ra chưa được nhiều người biết tới, làng nghề truyền thống đang bị mai một, công tác tiếp thị chưa bài bản, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của làng nghề...
Ông bộc bạch, muốn cùng dân làng thêu và các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể, xây dựng Văn Lâm thành một làng nghề nổi tiếng, để người dân không chỉ sống bằng nghề mà còn có thể làm giàu từ nghề.
Giữ chân những thợ giỏi, khơi dậy lòng yêu nghề, đam mê lập nghiệp từ nghề thêu cho giới trẻ; hợp tác chặt chẽ giữa Hiệp hội nghề và các cấp chính quyền, tạo sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng hợp tác xuất khẩu... đó chính là những giải giáp cần thiết để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống hơn 700 năm tuổi .
Hòa cùng dòng chảy của thời gian, người dân làng thêu ren Văn Lâm bằng những đường kim, mũi chỉ đang tạo nên những sản phẩm mang hồn thiêng non nước, con người nơi vùng quê kinh đô xưa.
Ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đang đến gần, những tay kim của làng đang gấp rút hoàn thành bức tranh “Cội xưa,” tái hiện và lột tả Cố đô Hoa Lư - một dấu tích lịch sử gắn liền với Thăng Long-Hà Nội.
Đây là bức tranh thêu lớn kỷ lục với chiều cao 5m, chiều dài 25m. Các nghệ nhân trong làng không quản ngày đêm đang cố gắng hoàn thành bức tranh ý nghĩa này để giới thiệu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước./.
Về làng nghề Văn Lâm, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đang miệt mài bên khung vải, dành hết tâm huyết để lưu truyền nghề thêu truyền thống.
Nhờ nghề thêu mà vùng đất nghèo thuần nông quanh năm “chiêm thua, mùa mất” này có cuộc sống ngày càng ổn định, những sản phẩm thêu tay kết tinh nền văn hóa đặc thù của làng nghề ngày càng được nhiều du khách năm châu biết tới.
Nép mình vào núi, bên cạnh khu du lịch Tam Cốc-Bích Động nổi tiếng, Văn Lâm là cái nôi của nghề thêu truyền truyền thống lâu đời đã nổi danh cả nước.
Theo sử sách của làng ghi lại, nghề thêu ở đây có từ hơn 700 năm trước. Ông tổ nghề là Lê Công Hành, một vị quan đời Trần, một lần đi sứ sang Trung Hoa thấy một số họa tiết tinh xảo thêu bằng tay trên chiếc tàn lọng (ô che cung đình) tuyệt đẹp khiến ông rất thích.
Trong thời gian ở đó, ông đã học được nghề thêu truyền thống của người Trung Hoa rồi trở về truyền dạy và tổ chức cho dân làng Văn Lâm làm theo.
Ban đầu, thêu chỉ là nghề phụ, trải qua bao thăng trầm, người dân Văn Lâm luôn bám nghề, bám quê, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống của nghề thêu.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ban ngày người dân ra đồng sản xuất, đêm đêm cả làng lại thắp đèn dầu làm hàng thêu xuất khẩu.
Từ những sợi chỉ mảnh mai, những mảnh vải đủ mầu, với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề, các “nghệ sỹ” thôn quê đã tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, đường nét tinh xảo, uyển chuyển, thanh tú, mịn màng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.
Hình ảnh những người phụ nữ chăm chú bên khung thêu với sự say mê ngời lên trong ánh mắt khiến ta có thể thấu hiểu sự tồn tại của làng nghề không phải chỉ nằm trong hai chữ "mưu"sinh."
Hiện nay, Văn Lâm có 1.000 hộ, trong đó 85% số hộ gia đình làm nghề thêu ren. Từ những đứa trẻ 6-7 tuổi đến các cụ cao niên ngoài 80 tuổi, ai cũng biết cầm kim.
Từ mặt hàng thêu ren truyền thống và đơn giản, các cơ sở sản xuất đã dần chuyển sang làm hàng thêu pha rua trắng chất lượng cao, tạo nên những mẫu hàng mới đáp ứng với những thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc...
Ông Vũ Thanh Luân, Chủ tịch Hội làng nghề Văn Lâm - một người tâm huyết với nghề xúc động cho biết: Là người con của Văn Lâm, ai cũng vui mừng về sự đổi thay nơi làng quê. Trước đây quanh năm mất mùa, năng suất thấp, quỹ đất cho sản xuất eo hẹp, nay lại có thể “bung ra” và phất lên, bà con có cuộc sống ngày càng khấm khá.
Tuy nhiên, ông cũng rất trăn trở khi thấy những sản phẩm tinh xảo do các nghệ nhân tài hoa làm ra chưa được nhiều người biết tới, làng nghề truyền thống đang bị mai một, công tác tiếp thị chưa bài bản, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của làng nghề...
Ông bộc bạch, muốn cùng dân làng thêu và các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể, xây dựng Văn Lâm thành một làng nghề nổi tiếng, để người dân không chỉ sống bằng nghề mà còn có thể làm giàu từ nghề.
Giữ chân những thợ giỏi, khơi dậy lòng yêu nghề, đam mê lập nghiệp từ nghề thêu cho giới trẻ; hợp tác chặt chẽ giữa Hiệp hội nghề và các cấp chính quyền, tạo sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng hợp tác xuất khẩu... đó chính là những giải giáp cần thiết để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống hơn 700 năm tuổi .
Hòa cùng dòng chảy của thời gian, người dân làng thêu ren Văn Lâm bằng những đường kim, mũi chỉ đang tạo nên những sản phẩm mang hồn thiêng non nước, con người nơi vùng quê kinh đô xưa.
Ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đang đến gần, những tay kim của làng đang gấp rút hoàn thành bức tranh “Cội xưa,” tái hiện và lột tả Cố đô Hoa Lư - một dấu tích lịch sử gắn liền với Thăng Long-Hà Nội.
Đây là bức tranh thêu lớn kỷ lục với chiều cao 5m, chiều dài 25m. Các nghệ nhân trong làng không quản ngày đêm đang cố gắng hoàn thành bức tranh ý nghĩa này để giới thiệu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước./.
Văn Đạt - Thu Hà (Vietnam+)