Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế, sau 5 năm triển khai, dự án “Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam” giai đoạn III (viết tắt là Dự án LIFE-GAP) đã đạt được các mục tiêu đề ra và góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
Đây là dự án do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tài trợ, trong khuôn khổ Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR), Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã triển khai dự án này tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 6 viện, bệnh viện tuyến Trung ương (từ 1/10/2007 đến ngày 30/9/2012 và được gia hạn đến hết tháng Sáu vừa qua).
Đến nay, dự án đã thành lập và duy trì hoạt động 47 nhóm tiếp cận cộng đồng với 560 tuyên truyền viên đồng đẳng và cộng tác viên tại 28 tỉnh, thành phố; tiếp cận được gần 327.250 người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, trong đó có gần 101.150 người được giới thiệu thành công đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
Các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện của dự án đã được triển khai tại 58 cơ sở thuộc 28 tỉnh, thành phố; tư vấn cho 438.553 người; trong đó 99,1% số nguời chấp nhận xét nghiệm HIV và 98,2% số người quay lại nhận kết quả xét nghiệm; phát hiện hơn 36.630 (8,4%) người nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán HIV cho hơn 126.850 bệnh nhân lao và sàng lọc lao cho gần 38.910 bệnh nhân HIV/AIDS...
Bên cạnh đó, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giúp hơn 1 triệu phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm; hơn 2.410 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; hơn 2.000 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được cung cấp thuốc ARV và 2.580 trẻ được cấp sữa thay thế sữa mẹ.
Từ năm 2009, Dự án bắt đầu triển khai hoạt động điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đến tháng 6/2012, dự án đã thành lập được 17 cơ sở điều trị tại 8 tỉnh, thành phố, cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho trên 4.000 người nghiện chất dạng thuốc phiện.
Mặt khác, dự án thiết lập được 55 phòng khám ngoại trú điều trị AIDS; trong đó có hơn 30 phòng khám người lớn và 24 phòng dành cho trẻ em, hơn 20.000 bệnh nhân HIV/AIDS được quản lý và theo dõi tại các phòng khám ngoại trú; trong đó có gần 19.230 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV)./.
Đây là dự án do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tài trợ, trong khuôn khổ Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR), Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã triển khai dự án này tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 6 viện, bệnh viện tuyến Trung ương (từ 1/10/2007 đến ngày 30/9/2012 và được gia hạn đến hết tháng Sáu vừa qua).
Đến nay, dự án đã thành lập và duy trì hoạt động 47 nhóm tiếp cận cộng đồng với 560 tuyên truyền viên đồng đẳng và cộng tác viên tại 28 tỉnh, thành phố; tiếp cận được gần 327.250 người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, trong đó có gần 101.150 người được giới thiệu thành công đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
Các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện của dự án đã được triển khai tại 58 cơ sở thuộc 28 tỉnh, thành phố; tư vấn cho 438.553 người; trong đó 99,1% số nguời chấp nhận xét nghiệm HIV và 98,2% số người quay lại nhận kết quả xét nghiệm; phát hiện hơn 36.630 (8,4%) người nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán HIV cho hơn 126.850 bệnh nhân lao và sàng lọc lao cho gần 38.910 bệnh nhân HIV/AIDS...
Bên cạnh đó, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giúp hơn 1 triệu phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV và quay lại nhận kết quả xét nghiệm; hơn 2.410 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; hơn 2.000 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được cung cấp thuốc ARV và 2.580 trẻ được cấp sữa thay thế sữa mẹ.
Từ năm 2009, Dự án bắt đầu triển khai hoạt động điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đến tháng 6/2012, dự án đã thành lập được 17 cơ sở điều trị tại 8 tỉnh, thành phố, cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho trên 4.000 người nghiện chất dạng thuốc phiện.
Mặt khác, dự án thiết lập được 55 phòng khám ngoại trú điều trị AIDS; trong đó có hơn 30 phòng khám người lớn và 24 phòng dành cho trẻ em, hơn 20.000 bệnh nhân HIV/AIDS được quản lý và theo dõi tại các phòng khám ngoại trú; trong đó có gần 19.230 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV)./.
Thu Phương (TTXVN)