Ông Chẩu Văn Lâm - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, nhằm đưa truyền hình Tuyên Quang hòa nhập với truyền hình cả nước, phấn đấu đến năm 2017 phủ sóng truyền hình đến 100% hộ dân, tỉnh Tuyên Quang đầu tư trên 90 tỷ đồng thực hiện Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Tuyên Quang trên vệ tinh.
Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ đầu tư 45 tỷ đồng xây dựng các công trình; xây dựng trụ sở làm việc chính của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cải tạo khu trung tâm kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Phát thanh và Truyền hình.
Tỉnh cũng đầu tư gần 42 tỷ đồng mua trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật hiện đại; lựa chọn công nghệ số hóa, kết nối mạng sản xuất mạng Gigabit và mạng Video băng rộng SAN, NAS...; ứng dụng công nghệ ghi tín hiệu số trên thẻ từ, ổ cứng, ổ quang, thông qua mạng Internet tốc độ cao kết hợp dựng Offline tại hiện trường và Online tại Studio nhằm cập nhật thông tin và rút ngắn thời gian sản xuất.
Tỉnh đầu tư gần 2,3 tỷ đồng để trang bị đầu thu cho hộ nghèo; theo đó, hỗ trợ 3.000 đầu thu vệ tinh trong 3 năm (2013-2015) cho các hộ nghèo, gia đình chính sách; 1.500 đầu thu vệ tinh trong 3 năm (2013-2015) cho nhân dân các xã vùng 135 và giúp nhân dân tự trang bị 2.000 đầu thu vệ tinh/năm. Kinh phí thực hiện đề án trên được huy động từ nguồn vốn Trung ương qua các chương trình mục tiêu quốc gia và từ công tác xã hội hóa.
Trong quá trình triển khai dự án truyền hình, tỉnh Tuyên Quang sẽ duy trì khung chương trình phát sóng hàng ngày giai đoạn 1 (2012 - 2017) là 18 giờ/ngày; giai đoạn 2 (từ năm 2017 trở đi) là 24 giờ/ngày.
Thời lượng chương trình tự sản xuất giai đoạn 1 là trên 40%/thời lượng chương trình hàng ngày, trên 50% trong giai đoạn 2. Vệ tinh Vinasat 2 của Việt Nam sẽ được lựa chọn để phát sóng./.
Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ đầu tư 45 tỷ đồng xây dựng các công trình; xây dựng trụ sở làm việc chính của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cải tạo khu trung tâm kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Phát thanh và Truyền hình.
Tỉnh cũng đầu tư gần 42 tỷ đồng mua trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật hiện đại; lựa chọn công nghệ số hóa, kết nối mạng sản xuất mạng Gigabit và mạng Video băng rộng SAN, NAS...; ứng dụng công nghệ ghi tín hiệu số trên thẻ từ, ổ cứng, ổ quang, thông qua mạng Internet tốc độ cao kết hợp dựng Offline tại hiện trường và Online tại Studio nhằm cập nhật thông tin và rút ngắn thời gian sản xuất.
Tỉnh đầu tư gần 2,3 tỷ đồng để trang bị đầu thu cho hộ nghèo; theo đó, hỗ trợ 3.000 đầu thu vệ tinh trong 3 năm (2013-2015) cho các hộ nghèo, gia đình chính sách; 1.500 đầu thu vệ tinh trong 3 năm (2013-2015) cho nhân dân các xã vùng 135 và giúp nhân dân tự trang bị 2.000 đầu thu vệ tinh/năm. Kinh phí thực hiện đề án trên được huy động từ nguồn vốn Trung ương qua các chương trình mục tiêu quốc gia và từ công tác xã hội hóa.
Trong quá trình triển khai dự án truyền hình, tỉnh Tuyên Quang sẽ duy trì khung chương trình phát sóng hàng ngày giai đoạn 1 (2012 - 2017) là 18 giờ/ngày; giai đoạn 2 (từ năm 2017 trở đi) là 24 giờ/ngày.
Thời lượng chương trình tự sản xuất giai đoạn 1 là trên 40%/thời lượng chương trình hàng ngày, trên 50% trong giai đoạn 2. Vệ tinh Vinasat 2 của Việt Nam sẽ được lựa chọn để phát sóng./.
Nguyễn Văn Tý (TTXVN)