Ngày 22/2, Trường Kinh doanh McDonough của Đại học Georgetown, Mỹ đã tổ chức cuộc gặp giữa nhóm hơn 80 sinh viên trong chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) chuẩn bị đi nghiên cứu thực tế tại Việt Nam với đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ.
Các sinh viên trong chương trình "kinh nghiệm toàn cầu 2011" sẽ nghiên cứu thực tế tại một số ngân hàng và công ty của Việt Nam từ ngày 6-12/3. Đây là năm thứ 10 liên tiếp, trường tổ chức các nhóm đi thực tế tại Việt Nam.
Nói chuyện với các sinh viên, ông Nguyễn Vũ Tùng, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói rằng Mỹ hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai nước đạt 18 tỷ USD.
"Năm nay, hai nước có kế hoạch nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược," Phó Đại sứ nói.
Ông cũng cho rằng quan hệ giữa nhân dân với nhân dân đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cải thiện không ngừng quan hệ Việt-Mỹ suốt 16 năm qua và đó là một trong những lý do phía Việt Nam sẵn sàng làm hết sức để hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu, trao đổi sinh viên, học giả giữa hai nước; trong đó có chương trình của Đại học Georgetown.
"Người Việt Nam hoan nghênh các bạn và sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình," ông nói.
Trước mối quan tâm của một số sinh viên về môi trường đầu tư của Việt Nam, về khả năng xảy ra lạm phát cao, ông Phó Hồng Phong, đại diện của Bộ Thương mại Mỹ nói rằng chính trong thời gian nghiên cứu ở Việt Nam, các sinh viên sẽ tìm ra những điều cần khuyến nghị với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) để có sự tư vấn đối với các công ty Mỹ làm ăn tại Việt Nam.
Đoàn của Đại sứ quán Việt Nam cũng trả lời các câu hỏi của nhóm sinh viên liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam, cả những điểm mạnh cũng như những thách thức hiện nay.
Anh Andy Conti, sinh viên năm thứ hai của khóa học cho biết lý do mà anh chọn Việt Nam để đến nghiên cứu là vì giữa nước Mỹ và Việt Nam có những mối liên hệ đặc biệt, anh đã được nghe nói nhiều đến Việt Nam qua phim ảnh và muốn được trải nghiệm thực tế.
"Dù chưa bao giờ đến Việt Nam, nhưng qua những gì mà tôi nghiên cứu, người Việt Nam đã rất cởi mở và hoan nghênh người Mỹ, cũng như người Mỹ luôn rộng mở chào đón người Việt Nam ở đây," anh nói./.
Các sinh viên trong chương trình "kinh nghiệm toàn cầu 2011" sẽ nghiên cứu thực tế tại một số ngân hàng và công ty của Việt Nam từ ngày 6-12/3. Đây là năm thứ 10 liên tiếp, trường tổ chức các nhóm đi thực tế tại Việt Nam.
Nói chuyện với các sinh viên, ông Nguyễn Vũ Tùng, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói rằng Mỹ hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai nước đạt 18 tỷ USD.
"Năm nay, hai nước có kế hoạch nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược," Phó Đại sứ nói.
Ông cũng cho rằng quan hệ giữa nhân dân với nhân dân đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cải thiện không ngừng quan hệ Việt-Mỹ suốt 16 năm qua và đó là một trong những lý do phía Việt Nam sẵn sàng làm hết sức để hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu, trao đổi sinh viên, học giả giữa hai nước; trong đó có chương trình của Đại học Georgetown.
"Người Việt Nam hoan nghênh các bạn và sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình," ông nói.
Trước mối quan tâm của một số sinh viên về môi trường đầu tư của Việt Nam, về khả năng xảy ra lạm phát cao, ông Phó Hồng Phong, đại diện của Bộ Thương mại Mỹ nói rằng chính trong thời gian nghiên cứu ở Việt Nam, các sinh viên sẽ tìm ra những điều cần khuyến nghị với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) để có sự tư vấn đối với các công ty Mỹ làm ăn tại Việt Nam.
Đoàn của Đại sứ quán Việt Nam cũng trả lời các câu hỏi của nhóm sinh viên liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam, cả những điểm mạnh cũng như những thách thức hiện nay.
Anh Andy Conti, sinh viên năm thứ hai của khóa học cho biết lý do mà anh chọn Việt Nam để đến nghiên cứu là vì giữa nước Mỹ và Việt Nam có những mối liên hệ đặc biệt, anh đã được nghe nói nhiều đến Việt Nam qua phim ảnh và muốn được trải nghiệm thực tế.
"Dù chưa bao giờ đến Việt Nam, nhưng qua những gì mà tôi nghiên cứu, người Việt Nam đã rất cởi mở và hoan nghênh người Mỹ, cũng như người Mỹ luôn rộng mở chào đón người Việt Nam ở đây," anh nói./.
Đỗ Thúy (Vietnam+)