Với chiều dài khoảng 208km, từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh) tiếp giáp huyện U Minh của tỉnh Cà Mau, Kiên Giang là địa phương có bờ biển và dãy rừng phòng hộ ngập mặn ven biển dài nhất trong số các tỉnh có biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thế nhưng, bờ biển với đai rừng ngập mặn này đang bị suy thoái, xói lở nghiêm trọng trước tác động của sóng biển, xâm hại chặt phá rừng.
Theo ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện có hơn 70km, chiếm 34% chiều dài bờ biển đã và đang bị xói lở, nhất là tốc độ xói lở bờ biển tại một số khu vực ở huyện Hòn Đất nghiêm trọng đến mức báo động, khoảng 26 m/năm.
Theo các nhà khoa học chuyên ngành, một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bờ biển, ngăn chặn sạt lở và sóng biển gây hại là khôi phục phát triển rừng phòng hộ ngập mặn ven biển.
Toàn tỉnh Kiên Giang có trên 5.000ha rừng phòng hộ ngập ven biển, hình thành nên một đai thực vật chịu mặn, lá chắn sóng bảo vệ bờ biển, đất sản xuất, hạ tầng cơ sở, nhà ở của dân trước những tác động bất lợi của nước biển dâng, gió bão. Tuy nhiên, chất lượng rừng phòng hộ ngập mặn này thấp, không đồng đều nên thiếu khả năng chống chịu sóng gió, bảo vệ bờ biển hạn chế dẫn đến xói lở nghiêm trọng.
Thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng, sau 10 năm, tỉnh trồng mới hơn 500 ha rừng ngập mặn ven biển tại các khu vực bãi bồi, nhưng chỉ hơn 50% diện tích đó thành rừng. Vì vậy, rừng ngập mặn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ hệ thống đê biển và chống xói lở bờ biển.
Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện mô hình thí điểm xây dựng hàng rào cừ tràm vừa chắn và phá sóng biển, vừa giữ bùn đất tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ngập mặn ven biển ở khu vực Vàm Rầy (Hòn Đất), bước đầu mang lại hiệu quả.
Hai Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển An Minh - An Biên và Hòn Đất - Kiên Lương đang áp dụng trên quy mô lớn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang có kế hoạch sử dụng hàng rào cừ tràm trong chương trình phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển từ nay đến năm 2020.
Qua thí điểm, hiệu quả của hàng rào cừ tràm vốn đầu tư ít, giá thành rẻ nhưng có tác dụng giảm 65% năng lượng, cường độ sóng biển trước khi đánh chạm vào bờ, giúp hạn chế xói lở bờ biển; giữ bùn đất, tạo bãi để cây rừng phát triển, giảm tỷ lệ rừng trồng mới bị chết, tăng khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng rất cao và nhanh chóng hình thành rừng phòng hộ, tăng tính đa dạng sinh học cho rừng ngập mặn ven biển./.
Thế nhưng, bờ biển với đai rừng ngập mặn này đang bị suy thoái, xói lở nghiêm trọng trước tác động của sóng biển, xâm hại chặt phá rừng.
Theo ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện có hơn 70km, chiếm 34% chiều dài bờ biển đã và đang bị xói lở, nhất là tốc độ xói lở bờ biển tại một số khu vực ở huyện Hòn Đất nghiêm trọng đến mức báo động, khoảng 26 m/năm.
Theo các nhà khoa học chuyên ngành, một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bờ biển, ngăn chặn sạt lở và sóng biển gây hại là khôi phục phát triển rừng phòng hộ ngập mặn ven biển.
Toàn tỉnh Kiên Giang có trên 5.000ha rừng phòng hộ ngập ven biển, hình thành nên một đai thực vật chịu mặn, lá chắn sóng bảo vệ bờ biển, đất sản xuất, hạ tầng cơ sở, nhà ở của dân trước những tác động bất lợi của nước biển dâng, gió bão. Tuy nhiên, chất lượng rừng phòng hộ ngập mặn này thấp, không đồng đều nên thiếu khả năng chống chịu sóng gió, bảo vệ bờ biển hạn chế dẫn đến xói lở nghiêm trọng.
Thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng, sau 10 năm, tỉnh trồng mới hơn 500 ha rừng ngập mặn ven biển tại các khu vực bãi bồi, nhưng chỉ hơn 50% diện tích đó thành rừng. Vì vậy, rừng ngập mặn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ hệ thống đê biển và chống xói lở bờ biển.
Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện mô hình thí điểm xây dựng hàng rào cừ tràm vừa chắn và phá sóng biển, vừa giữ bùn đất tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ngập mặn ven biển ở khu vực Vàm Rầy (Hòn Đất), bước đầu mang lại hiệu quả.
Hai Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển An Minh - An Biên và Hòn Đất - Kiên Lương đang áp dụng trên quy mô lớn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang có kế hoạch sử dụng hàng rào cừ tràm trong chương trình phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển từ nay đến năm 2020.
Qua thí điểm, hiệu quả của hàng rào cừ tràm vốn đầu tư ít, giá thành rẻ nhưng có tác dụng giảm 65% năng lượng, cường độ sóng biển trước khi đánh chạm vào bờ, giúp hạn chế xói lở bờ biển; giữ bùn đất, tạo bãi để cây rừng phát triển, giảm tỷ lệ rừng trồng mới bị chết, tăng khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng rất cao và nhanh chóng hình thành rừng phòng hộ, tăng tính đa dạng sinh học cho rừng ngập mặn ven biển./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)