HIV/AIDS được xác định là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa và tương lai nòi giống của dân tộc.
Đại dịch này ở Việt Nam được đánh giá tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Hơn 50.000 người tử vong do HIV/AIDS
Theo thông tin từ Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến ngày 30/6/2011, cả nước hiện có 190.902 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 46.056 bệnh nhân AIDS và đến nay đã có 50.108 người tử vong do HIV/AIDS.
Sáu tháng đầu năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là 6.146 người, trong đó có 2.477 bệnh nhân AIDS và có 844 người tử vong do HIV/AIDS.
Các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS như Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên, Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên...
Như vậy, so với cùng kỳ năm 2010, số trường hợp nhiễm HIV giảm hơn 1.200 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm gần 1.000 trường hợp, số người tử vong do AIDS giảm 241 trường hợp. Trên toàn quốc, có 35 tỉnh, thành phố báo cáo số nhiễm HIV giảm, chỉ có 1 tỉnh không thay đổi và có 27 tỉnh có số nhiễm HIV tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2010 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV nhiều nhất ở nhóm tiêm chích ma tuý là 17%, tiếp đến là ở nhóm phụ nữ bán dâm chiếm tỷ lệ 4,6%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đại diện cho cộng đồng như nhóm phụ nữ mang thai khoảng 0,26% và nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,08%.
Phần lớn những người nhiễm HIV là những người nghiện chích ma túy, tuy nhiên sự phân bố theo đường lây, nhóm tuổi có nhiều thay đổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV lây qua đường tình dục trong số người nhiễm HIV được thống kê trong 6 tháng đầu năm tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2010. Về độ tuổi người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi có xu hướng tăng.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát
Ngày 18/7, ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS cho hay, mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm cả về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững.
Theo ông Ân, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
So sánh với năm trước, dịch vẫn tăng ở 27 tỉnh, thành phố và tập trung ở những nhóm đối tượng cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm.
Kết quả nghiên cứu các hành vi gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm còn cao ở nhóm nghiện chích ma túy, tỷ lệ không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với khách làng chơi của gái mại dâm còn cao, có dấu hiệu tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống AIDS hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là một rào cản gây khó khăn cho hoạt động phòng chống dịch bệnh này. Hơn nữa, chương trình phòng chống HIV/AIDS đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ tại tất cả các tuyến và kinh phí cho các tỉnh phòng chống dịch bệnh này vẫn ở mức thấp cũng gây ra những trở ngại không nhỏ.
Vì vậy, việc tập trung huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia của các bộ, ngành, các đoàn thể vào công tác phòng chống HIV/AIDS cần được thúc đẩy. Phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa để đạt hiệu quả./.
Đại dịch này ở Việt Nam được đánh giá tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Hơn 50.000 người tử vong do HIV/AIDS
Theo thông tin từ Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến ngày 30/6/2011, cả nước hiện có 190.902 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 46.056 bệnh nhân AIDS và đến nay đã có 50.108 người tử vong do HIV/AIDS.
Sáu tháng đầu năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là 6.146 người, trong đó có 2.477 bệnh nhân AIDS và có 844 người tử vong do HIV/AIDS.
Các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS như Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên, Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên...
Như vậy, so với cùng kỳ năm 2010, số trường hợp nhiễm HIV giảm hơn 1.200 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm gần 1.000 trường hợp, số người tử vong do AIDS giảm 241 trường hợp. Trên toàn quốc, có 35 tỉnh, thành phố báo cáo số nhiễm HIV giảm, chỉ có 1 tỉnh không thay đổi và có 27 tỉnh có số nhiễm HIV tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2010 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV nhiều nhất ở nhóm tiêm chích ma tuý là 17%, tiếp đến là ở nhóm phụ nữ bán dâm chiếm tỷ lệ 4,6%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đại diện cho cộng đồng như nhóm phụ nữ mang thai khoảng 0,26% và nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,08%.
Phần lớn những người nhiễm HIV là những người nghiện chích ma túy, tuy nhiên sự phân bố theo đường lây, nhóm tuổi có nhiều thay đổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV lây qua đường tình dục trong số người nhiễm HIV được thống kê trong 6 tháng đầu năm tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2010. Về độ tuổi người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi có xu hướng tăng.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát
Ngày 18/7, ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS cho hay, mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm cả về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững.
Theo ông Ân, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
So sánh với năm trước, dịch vẫn tăng ở 27 tỉnh, thành phố và tập trung ở những nhóm đối tượng cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm.
Kết quả nghiên cứu các hành vi gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm còn cao ở nhóm nghiện chích ma túy, tỷ lệ không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với khách làng chơi của gái mại dâm còn cao, có dấu hiệu tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam.
Bên cạnh đó, công tác phòng chống AIDS hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là một rào cản gây khó khăn cho hoạt động phòng chống dịch bệnh này. Hơn nữa, chương trình phòng chống HIV/AIDS đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ tại tất cả các tuyến và kinh phí cho các tỉnh phòng chống dịch bệnh này vẫn ở mức thấp cũng gây ra những trở ngại không nhỏ.
Vì vậy, việc tập trung huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia của các bộ, ngành, các đoàn thể vào công tác phòng chống HIV/AIDS cần được thúc đẩy. Phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa để đạt hiệu quả./.
Để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại lây nhiễm HIV của Bộ Y tế tiến hành trong thời gian qua đạt được kết quả khả quan như: Chương trình phân phát bơm kim tiêm đã tiếp cận được hơn 134.600 người nghiện chích ma túy, với số lượng bơm kim tiêm được phát miễn phí hơn 12 triệu chiếc, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2010. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su đã cấp phát miễn phí hơn 11 triệu chiếc cho các đối tượng có nguy cơ cao. Trên cả nước có 317 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện hoạt động tại các tỉnh, thành phố. Qúy I/2011 cả nước đã tư vấn cho 144.000 lượt người, gần 140.000 người được xét nghiệm HIV, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2010. |
Thùy Giang (Vietnam+)