Ngày 3/6, hơn 60 nước đã ký Hiệp ước Buôn bán vũ khí do Liên hợp quốc bảo trợ, song Mỹ không tham gia vào nhóm quốc gia đầu tiên ủng hộ văn kiện này trong khi Nga và Trung Quốc được cho là sẽ đứng ngoài.
Các bộ trưởng và những đại diện khác của 7 nước gồm Argentina, Australia, Anh, Costa Rica, Phần Lan, Nhật Bản và Kenya đánh giá việc các nước bắt đầu ký kết hiệp định này là một dấu mốc cực kỳ quan trọng. Đây là những nước bảo trợ nghị quyết đầu tiên của Liên hợp quốc trong năm 2006 kêu gọi đàm phán về hiệp định trên.
Argentina là nước đầu tiên trong số 63 quốc gia ký vào hiệp ước trong ngày đầu tiên. Hiệp ước Buôn bán vũ khí cần 50 quốc gia ký kết để có hiệu lực và theo Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja, quá trình phê chuẩn cần thiết có thể hoàn tất chỉ trong hơn 1 năm.
Văn kiện được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng Tư này là hiệp ước đầu tiên trong hơn 10 năm qua đề ra các quy định buôn bán các loại vũ khí và nhằm mang lại sự minh bạch cũng như bảo vệ nhân quyền trong hoạt động buôn bán vũ khí thông thường, vốn có kim ngạch lên tới 85 tỷ USD/năm nhưng thường thiếu tính minh bạch.
Phát biểu trước báo giới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết hiệp ước nói trên sẽ chấm dứt mọi giao dịch vũ khí tự do và ngăn chặn một cách hiệu quả việc các nhóm khủng bố, tội phạm tiếp cận và sở hữu vũ khí. Tuy nhiên, Mỹ - nước xuất khẩu vũ khí và khí tài quân sự lớn nhất thế giới, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thông qua hiệp ước, lại không tham gia vào nhóm quốc gia đầu tiên ký văn kiện này.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng nước này John Kerry cho biết Washington hoan nghênh việc Hiệp ước Buôn bán vũ khí được ký kết, coi đây là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực giải quyết tận gốc tình trạng buôn bán vũ khí trái phép.
Hiệp ước Buôn bán vũ khí áp dụng đối với các chủng loại xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, tàu chiến, tên lửa và các hệ thống phóng tên lửa cũng như cả các loại vụ khí các nhân khác. Những nước thông qua hiệp ước phải kiểm tra xem các hợp đồng vũ khí đề xuất có vi phạm lệnh cấm vận quốc tế, vi phạm các luật nhân quyền hay vũ khí có rơi vào tay các nhóm khủng bố hoặc tội phạm./.
Các bộ trưởng và những đại diện khác của 7 nước gồm Argentina, Australia, Anh, Costa Rica, Phần Lan, Nhật Bản và Kenya đánh giá việc các nước bắt đầu ký kết hiệp định này là một dấu mốc cực kỳ quan trọng. Đây là những nước bảo trợ nghị quyết đầu tiên của Liên hợp quốc trong năm 2006 kêu gọi đàm phán về hiệp định trên.
Argentina là nước đầu tiên trong số 63 quốc gia ký vào hiệp ước trong ngày đầu tiên. Hiệp ước Buôn bán vũ khí cần 50 quốc gia ký kết để có hiệu lực và theo Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja, quá trình phê chuẩn cần thiết có thể hoàn tất chỉ trong hơn 1 năm.
Văn kiện được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng Tư này là hiệp ước đầu tiên trong hơn 10 năm qua đề ra các quy định buôn bán các loại vũ khí và nhằm mang lại sự minh bạch cũng như bảo vệ nhân quyền trong hoạt động buôn bán vũ khí thông thường, vốn có kim ngạch lên tới 85 tỷ USD/năm nhưng thường thiếu tính minh bạch.
Phát biểu trước báo giới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết hiệp ước nói trên sẽ chấm dứt mọi giao dịch vũ khí tự do và ngăn chặn một cách hiệu quả việc các nhóm khủng bố, tội phạm tiếp cận và sở hữu vũ khí. Tuy nhiên, Mỹ - nước xuất khẩu vũ khí và khí tài quân sự lớn nhất thế giới, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thông qua hiệp ước, lại không tham gia vào nhóm quốc gia đầu tiên ký văn kiện này.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng nước này John Kerry cho biết Washington hoan nghênh việc Hiệp ước Buôn bán vũ khí được ký kết, coi đây là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực giải quyết tận gốc tình trạng buôn bán vũ khí trái phép.
Hiệp ước Buôn bán vũ khí áp dụng đối với các chủng loại xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, tàu chiến, tên lửa và các hệ thống phóng tên lửa cũng như cả các loại vụ khí các nhân khác. Những nước thông qua hiệp ước phải kiểm tra xem các hợp đồng vũ khí đề xuất có vi phạm lệnh cấm vận quốc tế, vi phạm các luật nhân quyền hay vũ khí có rơi vào tay các nhóm khủng bố hoặc tội phạm./.
(TTXVN)