Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 517 xã (khoảng 5% trạm y tế xã) chưa có hộ sinh được đào tạo chuyên môn, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi.
Tiến sỹ Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) đã cho biết thông tin trên tại Lễ công bố báo cáo “Tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011” do Bộ Y Tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 10/11, tại Hà Nội.
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá, qua 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về Dân số, Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến tích cực về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Hầu hết mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số cũng như Chiến lược Sức khỏe sinh sản đã đạt sớm hơn so với kế hoạch và tốt hơn so với nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. So với thời điểm 1999-2000, đặc biệt là tỷ số chết mẹ và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh ở tất cả các vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Đó là tình trạng tử vong bà mẹ còn có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các vùng miền, tử vong sơ sinh vẫn còn khá cao. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đẻ tại nhà, đẻ không được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Theo báo cáo Khảo sát mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2010 do Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em tiến hành cho thấy, tại Việt Nam hiện nay có tổng số hơn 24.700 hộ sinh, tuy nhiên lực lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Tình trạng thiếu hộ sinh và dịch vụ chăm sóc thai sản ở những vùng vùng sâu, miền núi và vùng đi lại khó khăn vẫn còn phổ biến.
Việc hộ sinh không có đủ kỹ năng sẽ tiềm ẩn nguy cơ không làm tốt việc xử lý tai biến và ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong cao ở những bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) nói: “Nếu không có thêm cán bộ hộ sinh, một lực lượng chính trong những người đỡ đẻ có kỹ năng và không tăng cường cho họ các kỹ năng lâm sàng để đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ còn những ca tử vong tiếp tục xảy ra đối với các phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chúng ta đã có bằng chứng là nếu cán bộ hộ sinh có mặt kịp thời và chuyển tuyến các ca sinh có tai biến đến nơi có sự chăm sóc y tế có chuyên môn cao thì sẽ giúp tránh được 90% số ca tử vong của các bà mẹ.”
Mỗi năm trên thế giới có tới 358.000 phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai hoặc trong khi sinh đẻ, khoảng 2 triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng 24 giờ đầu tiên và có đến 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự yếu kém và thiếu thốn của dịch vụ y tế. Hiện nay, toàn thế giới vẫn đang thiếu 350.000 hộ sinh.
Vì vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với dịch vụ hộ sinh có chất lượng phải là một trong các ưu tiên hàng đầu không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn cầu nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh./.
Tiến sỹ Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) đã cho biết thông tin trên tại Lễ công bố báo cáo “Tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011” do Bộ Y Tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 10/11, tại Hà Nội.
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá, qua 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về Dân số, Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến tích cực về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Hầu hết mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số cũng như Chiến lược Sức khỏe sinh sản đã đạt sớm hơn so với kế hoạch và tốt hơn so với nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. So với thời điểm 1999-2000, đặc biệt là tỷ số chết mẹ và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh ở tất cả các vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Đó là tình trạng tử vong bà mẹ còn có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các vùng miền, tử vong sơ sinh vẫn còn khá cao. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đẻ tại nhà, đẻ không được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Theo báo cáo Khảo sát mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2010 do Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em tiến hành cho thấy, tại Việt Nam hiện nay có tổng số hơn 24.700 hộ sinh, tuy nhiên lực lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Tình trạng thiếu hộ sinh và dịch vụ chăm sóc thai sản ở những vùng vùng sâu, miền núi và vùng đi lại khó khăn vẫn còn phổ biến.
Việc hộ sinh không có đủ kỹ năng sẽ tiềm ẩn nguy cơ không làm tốt việc xử lý tai biến và ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong cao ở những bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) nói: “Nếu không có thêm cán bộ hộ sinh, một lực lượng chính trong những người đỡ đẻ có kỹ năng và không tăng cường cho họ các kỹ năng lâm sàng để đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ còn những ca tử vong tiếp tục xảy ra đối với các phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chúng ta đã có bằng chứng là nếu cán bộ hộ sinh có mặt kịp thời và chuyển tuyến các ca sinh có tai biến đến nơi có sự chăm sóc y tế có chuyên môn cao thì sẽ giúp tránh được 90% số ca tử vong của các bà mẹ.”
Mỗi năm trên thế giới có tới 358.000 phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai hoặc trong khi sinh đẻ, khoảng 2 triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng 24 giờ đầu tiên và có đến 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự yếu kém và thiếu thốn của dịch vụ y tế. Hiện nay, toàn thế giới vẫn đang thiếu 350.000 hộ sinh.
Vì vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với dịch vụ hộ sinh có chất lượng phải là một trong các ưu tiên hàng đầu không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn cầu nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh./.
Thùy Giang (Vietnam+)