Bà Lê Thị Hợp, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng-Bộ Y tế cho biết hiện 32,6% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng về chiều cao.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 được tổ chức tại thành phố Cần Thơ chiều 28/1, bà Lê Thị Hợp cho biết lần đầu tiên Việt Nam đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới ngưỡng “cao” theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xương ở trẻ em vẫn còn khá phổ biến ở tất cả các vùng trên cả nước.
Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay là tình trạng phụ nữ mang thai dinh dưỡng kém và thiếu máu, ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em không hợp lý dẫn đến việc trẻ chậm tăng trưởng do bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp, nhiễm khuẩn..
Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng còn do tình trạng thiếu ăn ở một số vùng khó khăn trên cả nước.
Năm 2010, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em của ngành y tế là phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân ở Việt Nam xuống dưới 18%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xương ở trẻ em xuống dưới 30%, khống chế trẻ thừa cân béo phì ở trẻ em trên cả nước xuống mức 5%.
Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ tăng cường công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em về cân nặng và chiều cao, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong cả nước xuống mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ cải thiện giống nòi của dân tộc Việt Nam. Do đó, sự can thiệp mạnh mẽ hơn cho các nhóm đối tượng, quan trọng nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi, là rất cân thiết./.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 được tổ chức tại thành phố Cần Thơ chiều 28/1, bà Lê Thị Hợp cho biết lần đầu tiên Việt Nam đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới ngưỡng “cao” theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xương ở trẻ em vẫn còn khá phổ biến ở tất cả các vùng trên cả nước.
Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay là tình trạng phụ nữ mang thai dinh dưỡng kém và thiếu máu, ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em không hợp lý dẫn đến việc trẻ chậm tăng trưởng do bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp, nhiễm khuẩn..
Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng còn do tình trạng thiếu ăn ở một số vùng khó khăn trên cả nước.
Năm 2010, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em của ngành y tế là phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân ở Việt Nam xuống dưới 18%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xương ở trẻ em xuống dưới 30%, khống chế trẻ thừa cân béo phì ở trẻ em trên cả nước xuống mức 5%.
Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ tăng cường công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em về cân nặng và chiều cao, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong cả nước xuống mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ cải thiện giống nòi của dân tộc Việt Nam. Do đó, sự can thiệp mạnh mẽ hơn cho các nhóm đối tượng, quan trọng nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi, là rất cân thiết./.
Thanh Sang (Vietnam+)