Australia hiện có hơn 1 triệu người thích tích trữ đồ đạc - người không thể vứt bỏ những thứ vô giá trị. Một phần ba trong số họ cần được điều trị y tế khẩn cấp.
Đây là báo cáo mới nhất của tổ chức Catholics Community Services (CCS).
Nữ phát ngôn viên Annabel Senior cho hay, hơn 300.000 khách hàng của CCS sống trong tình trạng bẩn thỉu suốt chín năm liền.
Để giúp các bệnh nhân thích tích trữ đồ đạc học được khả năng ném bỏ những thứ vô giá trị cũng phải mất cả năm trời.
Cô Annabel nói: "Điều kiện sống thực tế của họ là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng và hoàn toàn không có nước hay điện."
Phát biểu về tình trạng này, tiến sỹ Chris Mogan mô tả căn bệnh là "sự gắn bó quá mức đối với đồ vật."
Ông Chris nói: "Quan hệ của họ với người khác cũng bị ảnh hưởng. Những người không mắc bệnh này rất khó có thể hiểu và thông cảm cho họ."
Mặc dù báo cáo của CCS cho thấy, phần lớn những người có sở thích kỳ quặc này sống trong nhà thuê tạm dành cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo tiến sỹ Chris Mogan, căn bệnh này xuất hiện ở mọi tầng lớp, lứa tuổi và ở khắp nơi, kể cả các thành phố lớn như Sydney hay Melbourne.
Tiến sỹ nói: "Thật dễ dàng nhận ra bệnh ở nhóm có điều kiện kinh tế xã hội thấp vì họ không thể xử lý số đồ tích trữ."
Bệnh thích tích trữ đồ đạc có thể xảy ra ở thanh thiếu niên, thậm chí từ 10 tuổi, diễn biến xấu đi trong độ tuổi 20 và phần lớn họ chỉ tham gia điều trị khi ngoài 50 tuổi.
Thực tế này là một điều đáng lo ngại vì có thể dẫn tới hậu quả xấu hơn, như bệnh nhân bị hoảng loạn hay dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát ra cộng đồng.
Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tâm lý, hiệu quả nhất là cho bệnh nhân tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp./.
Đây là báo cáo mới nhất của tổ chức Catholics Community Services (CCS).
Nữ phát ngôn viên Annabel Senior cho hay, hơn 300.000 khách hàng của CCS sống trong tình trạng bẩn thỉu suốt chín năm liền.
Để giúp các bệnh nhân thích tích trữ đồ đạc học được khả năng ném bỏ những thứ vô giá trị cũng phải mất cả năm trời.
Cô Annabel nói: "Điều kiện sống thực tế của họ là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng và hoàn toàn không có nước hay điện."
Phát biểu về tình trạng này, tiến sỹ Chris Mogan mô tả căn bệnh là "sự gắn bó quá mức đối với đồ vật."
Ông Chris nói: "Quan hệ của họ với người khác cũng bị ảnh hưởng. Những người không mắc bệnh này rất khó có thể hiểu và thông cảm cho họ."
Mặc dù báo cáo của CCS cho thấy, phần lớn những người có sở thích kỳ quặc này sống trong nhà thuê tạm dành cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo tiến sỹ Chris Mogan, căn bệnh này xuất hiện ở mọi tầng lớp, lứa tuổi và ở khắp nơi, kể cả các thành phố lớn như Sydney hay Melbourne.
Tiến sỹ nói: "Thật dễ dàng nhận ra bệnh ở nhóm có điều kiện kinh tế xã hội thấp vì họ không thể xử lý số đồ tích trữ."
Bệnh thích tích trữ đồ đạc có thể xảy ra ở thanh thiếu niên, thậm chí từ 10 tuổi, diễn biến xấu đi trong độ tuổi 20 và phần lớn họ chỉ tham gia điều trị khi ngoài 50 tuổi.
Thực tế này là một điều đáng lo ngại vì có thể dẫn tới hậu quả xấu hơn, như bệnh nhân bị hoảng loạn hay dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát ra cộng đồng.
Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tâm lý, hiệu quả nhất là cho bệnh nhân tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp./.
Quang Minh/Sydney (vietnam+)