Theo ông Tiêu Hùng Minh (Ba Triển), Phó Trưởng Ban đại diện của làng nghề trồng mai vàng Phước Định, xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long), mùa mai Tết năm nay các nhà vườn ở đây phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, giá bán tăng so với cùng thời điểm này năm trước từ 15% đến 20%.
Năm nay, làng mai vàng Phước Định - nơi trồng mai nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long đã chuẩn bị lượng mai khá dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết. Trong những ngày này, hầu hết các gia đình trồng mai trong làng đều “bám sát” vườn mai để chăm sóc, uốn, tỉa, tưới nước, và chuẩn bị chọn ngày bẻ lá mai cho từng cây.
Ông Ba Triển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm: “Thời gian bẻ lá mai vào khoảng từ 13 đến 18 tháng 12 âm lịch tuỳ theo nụ của cây mai nhỏ hay lớn. Nếu nụ nhỏ, bẻ lá khoảng ngày 13, lớn hơn thì từ 14 đến 18. Trước khi bẻ lá mai, cần “xiết” nước 3 đến 5 ngày. Khi bẻ lá xong, mỗi cây tưới khoảng vài thùng nước. Sau đó, khoảng vài ngày tưới cho cây một lần nhưng chỉ tưới chút ít để mai không bị héo. Nếu ngày 23 đưa Ông Táo mà cây mai ra nụ có vỏ áo lụa là sẽ nở vàng rực đúng Tết.”
Theo các nhà vườn, thời gian từ tháng 10 âm lịch đến nay, nhiều thương lái từ Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang… đã tìm đến Vĩnh Long để khảo sát thị trường và đặt mua mai Tết, dù giá mai năm nay tăng hơn trước. Trong tổng số hơn 6.800 gốc mai y được uốn sửa công phu của làng mai Phước Định năm nay đã có hơn 3.600 gốc đang đơm nụ sẵn sàng phục vụ Tết.
Đặc biệt ở làng mai này, các nhà vườn chỉ trồng mai gốc với nhiều kích cỡ, từ mai cổ thụ cho đến mini. Tất cả đều được tạo dáng rất đẹp và uốn tỉa khá công phu. Giá bán cũng dao động từ vài trăm ngàn đến 300 hoặc 400 triệu đồng/cây tùy theo tuổi cây, kiểu dáng, thế uốn...
Nhiều người dân và thương lái ở các tỉnh lân cận tuy có trồng mai nhưng đa số là mai ghép nên họ đã tìm đến Phước Định chọn mua mai y, mai cổ thụ. Ông Ba Triển cho biết: tuy chưa đến thời gian cao điểm bán mai Tết nhưng nhiều gia đình ở làng nghề đã bán được khá nhiều; ước cả làng đã bán được khoảng 1,5 tỷ đồng đến thời điểm này, bên cạnh đó có những gốc mai có giá từ 300 đến 400 triệu đồng.
Theo các nghệ nhân trồng mai, cây mai có giá trị được căn cứ vào các yếu tố rễ, thân, cành, tán, hoa, tuổi thọ của cây… Cây mai đẹp thì rễ phải được uốn và tạo ra hình thù đẹp; gốc có bề hoành lớn; thân có chiều cao cân đối, hài hòa; các chi nhánh phải cân xứng với thân...
Cây mai hiện nay có nhiều loại lá dài, lá ngắn, lá bầu tròn, lá rất dài… và mỗi loại có những nét đẹp hoặc những hạn chế riêng như mai lá dài thì hoa ít, thưa nhưng mỗi hoa lại to; mai lá bầu tròn thì hoa nhiều nhưng mỗi hoa chỉ 5, 6 cánh…
Do hiệu quả kinh tế cao từ nghề trồng mai Tết nên không chỉ ở làng mai Phước Định tích cực chuẩn bị hàng bán Tết mà năm nay, ở Câu lạc bộ trồng mai vàng thuộc xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) cũng chuẩn bị hơn 3.500 chậu mai vàng lớn, nhỏ để phục vụ Tết.
Theo Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có hơn 30.000 gốc mai vàng và hàng chục ngàn chậu mai ghép. Lượng mai này không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà còn cung cấp cho bà con ở các tỉnh, thành lân cận vì mai vàng là một loại hoa cảnh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của mỗi gia đình người dân Nam Bộ./.
Năm nay, làng mai vàng Phước Định - nơi trồng mai nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long đã chuẩn bị lượng mai khá dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết. Trong những ngày này, hầu hết các gia đình trồng mai trong làng đều “bám sát” vườn mai để chăm sóc, uốn, tỉa, tưới nước, và chuẩn bị chọn ngày bẻ lá mai cho từng cây.
Ông Ba Triển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm: “Thời gian bẻ lá mai vào khoảng từ 13 đến 18 tháng 12 âm lịch tuỳ theo nụ của cây mai nhỏ hay lớn. Nếu nụ nhỏ, bẻ lá khoảng ngày 13, lớn hơn thì từ 14 đến 18. Trước khi bẻ lá mai, cần “xiết” nước 3 đến 5 ngày. Khi bẻ lá xong, mỗi cây tưới khoảng vài thùng nước. Sau đó, khoảng vài ngày tưới cho cây một lần nhưng chỉ tưới chút ít để mai không bị héo. Nếu ngày 23 đưa Ông Táo mà cây mai ra nụ có vỏ áo lụa là sẽ nở vàng rực đúng Tết.”
Theo các nhà vườn, thời gian từ tháng 10 âm lịch đến nay, nhiều thương lái từ Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang… đã tìm đến Vĩnh Long để khảo sát thị trường và đặt mua mai Tết, dù giá mai năm nay tăng hơn trước. Trong tổng số hơn 6.800 gốc mai y được uốn sửa công phu của làng mai Phước Định năm nay đã có hơn 3.600 gốc đang đơm nụ sẵn sàng phục vụ Tết.
Đặc biệt ở làng mai này, các nhà vườn chỉ trồng mai gốc với nhiều kích cỡ, từ mai cổ thụ cho đến mini. Tất cả đều được tạo dáng rất đẹp và uốn tỉa khá công phu. Giá bán cũng dao động từ vài trăm ngàn đến 300 hoặc 400 triệu đồng/cây tùy theo tuổi cây, kiểu dáng, thế uốn...
Nhiều người dân và thương lái ở các tỉnh lân cận tuy có trồng mai nhưng đa số là mai ghép nên họ đã tìm đến Phước Định chọn mua mai y, mai cổ thụ. Ông Ba Triển cho biết: tuy chưa đến thời gian cao điểm bán mai Tết nhưng nhiều gia đình ở làng nghề đã bán được khá nhiều; ước cả làng đã bán được khoảng 1,5 tỷ đồng đến thời điểm này, bên cạnh đó có những gốc mai có giá từ 300 đến 400 triệu đồng.
Theo các nghệ nhân trồng mai, cây mai có giá trị được căn cứ vào các yếu tố rễ, thân, cành, tán, hoa, tuổi thọ của cây… Cây mai đẹp thì rễ phải được uốn và tạo ra hình thù đẹp; gốc có bề hoành lớn; thân có chiều cao cân đối, hài hòa; các chi nhánh phải cân xứng với thân...
Cây mai hiện nay có nhiều loại lá dài, lá ngắn, lá bầu tròn, lá rất dài… và mỗi loại có những nét đẹp hoặc những hạn chế riêng như mai lá dài thì hoa ít, thưa nhưng mỗi hoa lại to; mai lá bầu tròn thì hoa nhiều nhưng mỗi hoa chỉ 5, 6 cánh…
Do hiệu quả kinh tế cao từ nghề trồng mai Tết nên không chỉ ở làng mai Phước Định tích cực chuẩn bị hàng bán Tết mà năm nay, ở Câu lạc bộ trồng mai vàng thuộc xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) cũng chuẩn bị hơn 3.500 chậu mai vàng lớn, nhỏ để phục vụ Tết.
Theo Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có hơn 30.000 gốc mai vàng và hàng chục ngàn chậu mai ghép. Lượng mai này không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà còn cung cấp cho bà con ở các tỉnh, thành lân cận vì mai vàng là một loại hoa cảnh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của mỗi gia đình người dân Nam Bộ./.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)