Ngày 6/8, tại bãi biển thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định), Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, huyện Phù Mỹ, tổ chức diễn tập ứng phó với sóng thần và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 với hơn 3.000 người tham gia.
Tình huống giả định là một trận động đất mạnh 8,8 độ richter xảy ra ngoài khơi biển Đông, tạo nên đợt sóng thần có độ cao sóng lên tới 8m, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, trong đó có Bình Định.
Trong vòng hai giờ, các lực lượng phải sơ tán toàn bộ 4.270 người dân của xã, 200 học sinh và 100 người khác đang đánh cá trên biển cùng hàng loạt tàu, thuyền gần bờ biển…
Cuộc diễn tập đặt ra yêu cầu cho đông đảo người dân cùng các lực lượng vũ trang, dân quân, chính quyền địa phương các bước ứng phó, gồm thông tin liên tục từ các cấp cảnh báo sóng thần; hướng dẫn sơ tán dân trên đất liền, trên biển trước khi sóng thần ập vào bờ; tổ chức cứu nạn, khắc phục hậu quả và bảo đảm môi trường vệ sinh dịch tễ sau sóng thần.
Các bước diễn tập được thực hiện khá đồng bộ từ việc nhận dự báo và cảnh báo sóng thần, chỉ đạo triển khai ngay lập tức các giải pháp sơ tán dân lên vùng cao, vào sâu trong đất liền; ngư dân lập tức di chuyển vào bờ khi nhận pháo hiệu của lực lượng Bộ đội Biên phòng, hàng ngàn người dân sơ tán nhanh đến các đồi cao…
Trong đó, các lực lượng vũ trang có vai trò nòng cốt trong việc dùng tàu thuyền cao tốc kêu gọi tàu thuyền ngư dân vào bờ cùng các phương tiện thông tin liên lạc, giúp đỡ dân di chuyển đến vùng cao theo phương châm ưu tiên giữ an toàn tính mạng của người dân…
Sau đó, người dân cùng các lực lượng tổ chức tìm kiếm và ứng cứu nạn nhân sóng thần. Công tác khắc phục hậu quả, giúp dân dựng lại nhà cửa, ổn định chỗ ở cũng được triển khai; các lực lượng y tế thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo vệ sinh dịch tễ, môi trường sống…
Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư lệnh Quân khu 5, đánh giá: Tuy buổi diễn tập vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, nhưng cái được lớn nhất ở buổi diễn tập này là nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó thiên tai, thảm họa cho người dân. Bình Định cần rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tại các địa phương khác trong tỉnh.
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết từ những vấn đề đặt ra tại cuộc diễn tập lần này, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở sẽ thống nhất, hoàn chỉnh các phương án ứng phó, chỉ đạo; lực lượng vũ trang rút kinh nghiệm trong công tác ứng cứu, hỗ trợ.
Qua đây, nhiều người dân ven biển cũng đã làm quen một bước để có thể ứng phó và hỗ trợ lẫn nhau trước thảm họa song thần. Thực tế này cũng sẽ giúp ích cho chính quyền và người dân trong việc ứng phó với mưa bão, lũ lụt hằng năm.
Khu vực duyên hải Nam Trung bộ được dự báo là khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sóng thần. Chính quyền và người dân các tỉnh, thành phố trong khu vực cần cảnh giác và có kiến thức cụ thể về thảm họa này.
Năm 2012, diễn tập ứng phó thảm họa sóng thần cũng đã được thực hiện tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi./.
Tình huống giả định là một trận động đất mạnh 8,8 độ richter xảy ra ngoài khơi biển Đông, tạo nên đợt sóng thần có độ cao sóng lên tới 8m, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, trong đó có Bình Định.
Trong vòng hai giờ, các lực lượng phải sơ tán toàn bộ 4.270 người dân của xã, 200 học sinh và 100 người khác đang đánh cá trên biển cùng hàng loạt tàu, thuyền gần bờ biển…
Cuộc diễn tập đặt ra yêu cầu cho đông đảo người dân cùng các lực lượng vũ trang, dân quân, chính quyền địa phương các bước ứng phó, gồm thông tin liên tục từ các cấp cảnh báo sóng thần; hướng dẫn sơ tán dân trên đất liền, trên biển trước khi sóng thần ập vào bờ; tổ chức cứu nạn, khắc phục hậu quả và bảo đảm môi trường vệ sinh dịch tễ sau sóng thần.
Các bước diễn tập được thực hiện khá đồng bộ từ việc nhận dự báo và cảnh báo sóng thần, chỉ đạo triển khai ngay lập tức các giải pháp sơ tán dân lên vùng cao, vào sâu trong đất liền; ngư dân lập tức di chuyển vào bờ khi nhận pháo hiệu của lực lượng Bộ đội Biên phòng, hàng ngàn người dân sơ tán nhanh đến các đồi cao…
Trong đó, các lực lượng vũ trang có vai trò nòng cốt trong việc dùng tàu thuyền cao tốc kêu gọi tàu thuyền ngư dân vào bờ cùng các phương tiện thông tin liên lạc, giúp đỡ dân di chuyển đến vùng cao theo phương châm ưu tiên giữ an toàn tính mạng của người dân…
Sau đó, người dân cùng các lực lượng tổ chức tìm kiếm và ứng cứu nạn nhân sóng thần. Công tác khắc phục hậu quả, giúp dân dựng lại nhà cửa, ổn định chỗ ở cũng được triển khai; các lực lượng y tế thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo vệ sinh dịch tễ, môi trường sống…
Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư lệnh Quân khu 5, đánh giá: Tuy buổi diễn tập vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, nhưng cái được lớn nhất ở buổi diễn tập này là nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó thiên tai, thảm họa cho người dân. Bình Định cần rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tại các địa phương khác trong tỉnh.
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết từ những vấn đề đặt ra tại cuộc diễn tập lần này, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở sẽ thống nhất, hoàn chỉnh các phương án ứng phó, chỉ đạo; lực lượng vũ trang rút kinh nghiệm trong công tác ứng cứu, hỗ trợ.
Qua đây, nhiều người dân ven biển cũng đã làm quen một bước để có thể ứng phó và hỗ trợ lẫn nhau trước thảm họa song thần. Thực tế này cũng sẽ giúp ích cho chính quyền và người dân trong việc ứng phó với mưa bão, lũ lụt hằng năm.
Khu vực duyên hải Nam Trung bộ được dự báo là khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sóng thần. Chính quyền và người dân các tỉnh, thành phố trong khu vực cần cảnh giác và có kiến thức cụ thể về thảm họa này.
Năm 2012, diễn tập ứng phó thảm họa sóng thần cũng đã được thực hiện tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi./.
Ly Kha (TTXVN)