Ngày 5/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có diện tích đất sử dụng khoảng 42 ha nằm trên địa bàn quận Long Biên và quận Hai Bà Trưng.
Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải-Nguyễn Khoái-Minh Khai thuộc quận Hai Bà Trưng; điểm cuối giao với đường Long Biên-Thạch Bàn thuộc quận Long Biên. Tổng mức đầu tư (khái toán) xây dựng cầu khoảng 2.561,256 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thiện toàn bộ mặt cắt (với một cầu nữa) có quy mô và hình dáng giống như cầu giai đoạn 1, bao gồm các nội dung chủ yếu, cầu được thiết kế vĩnh cửu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực. Cầu có tổng chiều dài khoảng 3.504m; chiều cao thông thuyền 10m, bề rộng thông thuyền 80m; mặt cắt ngang cầu 19,25m.
Cầu dẫn trên bãi sông phía bắc có kết cầu nhịp dầm super T không cắt khấc, khẩu độ nhịp L=40m; mặt cắt ngang gồm 9 phiến dầm. Kết cầu phần dưới có trụ cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.
Cầu vượt đê Tả Hồng có kết cấu nhịp dầm hộp 3 sườn bằng bêtông cốt thép dự ứng lực liên tục thi công đúc hẫng cân bằng. Kết cấu phần dưới có trụ cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.
Cầu dẫn phía Long Biên có kết cấu nhịp dầm bàn rỗng bằng bêtông cốt thép dự ứng lực khoét lỗ D950mm; liên tục thi công đúc tại chỗ trên đà giáo. Kết cấu phần dưới có trụ và mố cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,0m.
Ban quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn - chủ đầu tư cho biết, dự án này không phải bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là một yếu tố thuận lợi trong tổ chức thi công. Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2012-2014./.
Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải-Nguyễn Khoái-Minh Khai thuộc quận Hai Bà Trưng; điểm cuối giao với đường Long Biên-Thạch Bàn thuộc quận Long Biên. Tổng mức đầu tư (khái toán) xây dựng cầu khoảng 2.561,256 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thiện toàn bộ mặt cắt (với một cầu nữa) có quy mô và hình dáng giống như cầu giai đoạn 1, bao gồm các nội dung chủ yếu, cầu được thiết kế vĩnh cửu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực. Cầu có tổng chiều dài khoảng 3.504m; chiều cao thông thuyền 10m, bề rộng thông thuyền 80m; mặt cắt ngang cầu 19,25m.
Cầu dẫn trên bãi sông phía bắc có kết cầu nhịp dầm super T không cắt khấc, khẩu độ nhịp L=40m; mặt cắt ngang gồm 9 phiến dầm. Kết cầu phần dưới có trụ cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.
Cầu vượt đê Tả Hồng có kết cấu nhịp dầm hộp 3 sườn bằng bêtông cốt thép dự ứng lực liên tục thi công đúc hẫng cân bằng. Kết cấu phần dưới có trụ cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m.
Cầu dẫn phía Long Biên có kết cấu nhịp dầm bàn rỗng bằng bêtông cốt thép dự ứng lực khoét lỗ D950mm; liên tục thi công đúc tại chỗ trên đà giáo. Kết cấu phần dưới có trụ và mố cầu bằng bêtông cốt thép thi công tại chỗ trên móng cọc khoan nhồi đường kính 1,0m.
Ban quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn - chủ đầu tư cho biết, dự án này không phải bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là một yếu tố thuận lợi trong tổ chức thi công. Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2012-2014./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)