Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án “Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi ở vùng miền núi phía Bắc” giai đoạn 3 (2011-2014) do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ.
Tổng kinh phí của dự án là hơn 2,32 triệu euro; trong đó phía Thụy Sỹ viện trợ không hoàn lại hơn 1,19 triệu euro; còn lại là vốn đối ứng và từ Các nhóm chăn nuôi cùng sở thích (FIG).
Địa điểm thực hiện dự án là Viện Chăn nuôi và 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La. Dự án hướng tới tăng thu nhập cho nông dân bằng cách tăng cường các dịch vụ chăn nuôi và mô hình phát triển chăn nuôi phù hợp, bền vững và có thể nhân rộng.
Áp dụng các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi lợn và gia cầm trong các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi được nâng cao các kỹ năng hạch toán kinh tế hộ và xây dựng liên kết thị trường.
Dự án này tập trung nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ tại 64 xã. Các nhóm chăn nuôi cùng sở thích (GIG) sẽ được cung cấp dịch vụ địa phương tập huấn dựa theo nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ cấp huyện.
Các liên kết thị trường giữa các nhóm FIG, nhất là khu vực vùng sâu với các nhà cung cấp các dịch vụ chăn nuôi và doanh nghiệp tư nhân được xây dựng bền vững theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, các mô hình “Chứng nhận và cấp thương hiệu cho nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi quy mô nhỏ” và “Khu vực chăn nuôi an toàn dịch bệnh” cũng được chú trọng áp dụng./.
Tổng kinh phí của dự án là hơn 2,32 triệu euro; trong đó phía Thụy Sỹ viện trợ không hoàn lại hơn 1,19 triệu euro; còn lại là vốn đối ứng và từ Các nhóm chăn nuôi cùng sở thích (FIG).
Địa điểm thực hiện dự án là Viện Chăn nuôi và 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La. Dự án hướng tới tăng thu nhập cho nông dân bằng cách tăng cường các dịch vụ chăn nuôi và mô hình phát triển chăn nuôi phù hợp, bền vững và có thể nhân rộng.
Áp dụng các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi lợn và gia cầm trong các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi được nâng cao các kỹ năng hạch toán kinh tế hộ và xây dựng liên kết thị trường.
Dự án này tập trung nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ tại 64 xã. Các nhóm chăn nuôi cùng sở thích (GIG) sẽ được cung cấp dịch vụ địa phương tập huấn dựa theo nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ cấp huyện.
Các liên kết thị trường giữa các nhóm FIG, nhất là khu vực vùng sâu với các nhà cung cấp các dịch vụ chăn nuôi và doanh nghiệp tư nhân được xây dựng bền vững theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, các mô hình “Chứng nhận và cấp thương hiệu cho nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi quy mô nhỏ” và “Khu vực chăn nuôi an toàn dịch bệnh” cũng được chú trọng áp dụng./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)