Ngày 26/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ họp báo về Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc sẽ được tổ chức tại Tuyên Quang vào ngày 3/4 với chủ đề “Khơi dậy và liên kết tiềm năng” và Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên lần thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 12/4, tại thành phố Pleiku (Gia Lai).
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
Ngoài ra, đây còn là diễn đàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng trao đổi về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn các nguồn vốn cho phát triển hai khu vực này.
Khác với những năm trước chỉ có Ban chỉ đạo hai vùng và Bộ Kế hoạch Đầu tư tham gia kêu gọi xúc tiến đầu tư, tại hội nghị lần này, Ngân hàng Nhà nước và bốn ngân hàng thương mại Nhà nước và BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank cùng vào cuộc để đầu tư cho vùng trọng điểm khó khăn này.
Ông Lê Khả Đấu, Phó Chủ tịch Ban chỉ đạo Tây Bắc cho biết, đây là lần thứ ba vùng Tây Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, rút kinh nghiệm những năm trước, hội nghị lần này mong muốn thiết lập các mô hình liên kết, hợp tác cụ thể bền chặt theo vùng, theo lĩnh vực để phát huy thế mạnh của vùng.
Bên cạnh các cuộc họp chính, sẽ có hai cuộc tọa đàm về "Chính sách tín dụng đầu tư và công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc" và tọa đàm "Kết nối các nhà khoa học, các doanh nghiệp về chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
Ông Đào Minh Tú cũng cho biết thêm, khu vực Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế. Những năm qua, ngành ngân hàng luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển của khu vực để có chính sách đầu tư phù hợp. Điểm mới của Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc lần này là các ngân hàng thương mại sẽ cùng với doanh nghiệp hỗ trợ cho các dự án hiệu quả. Dự kiến sẽ có khoảng 20.000 tỷ đồng và 35 triệu USD được đầu tư vào khu vực Tây Bắc.
Theo đó, BIDV dự kiến sẽ ký kết sáu thỏa thuận tài trợ vốn với tổng mức cam kết tài trợ là 3.434 tỷ đồng cho các lĩnh vực sản xuất giấy, may mặc, nông sản, khai thác khoáng sản và thủy điện.
Sau hội nghị lần này, BIDV sẽ tiếp tục thu xếp các nguồn vốn trung dài hạn nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển khu vực Tây Bắc. Cụ thể, giai đoạn 2013-2015, BIDV cam kết sẽ dành nguồn vốn trung dài hạn theo doanh số 15.000 tỷ đồng để phát triển hoạt động tín dụng song hành với chính sách và định hướng phát triển kinh tế, phát triển ngành của khu vực.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, trong giai đoạn 2013-2015, BIDV dự kiến cũng sẽ dành khoảng 90 tỷ đồng để tiếp tục triển khai các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn vùng Tây Bắc.
VietinBank cũng cho biết sẽ tài trợ 205 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội 2013 tại khu vực Tây Bắc.
Đối với vùng Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước, có tiềm năng lợi thế để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đến nay Tây Nguyên vẫn phát triển rất chậm so với cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Chính vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để từng địa phương trong vùng Tây Nguyên trực tiếp giới thiệu, xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với những dự án trọng điểm như cao su, cà phê để tạo dấu ấn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Dự kiến trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các tỉnh Tây Nguyên, tập trung vào các dự án đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày, các công trình trọng điểm, các dự án lớn có sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong vùng đồng thời mở rộng thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và an sinh xã hội.
Tại Hội nghị lần này, BIDV tiếp tục có thêm nhiều thỏa thuận được ký kết với các doanh nghiệp, với tổng mức đầu tư lên tới 7.325 tỷ đồng; Agribank cũng sẽ ký với Hiệp hội cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê về việc tài trợ khoảng 6.000 tỷ đồng; VietinBank cũng cam kết tài trợ gần 40 tỷ đồng cho an sinh xã hội vùng này./.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
Ngoài ra, đây còn là diễn đàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng trao đổi về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn các nguồn vốn cho phát triển hai khu vực này.
Khác với những năm trước chỉ có Ban chỉ đạo hai vùng và Bộ Kế hoạch Đầu tư tham gia kêu gọi xúc tiến đầu tư, tại hội nghị lần này, Ngân hàng Nhà nước và bốn ngân hàng thương mại Nhà nước và BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank cùng vào cuộc để đầu tư cho vùng trọng điểm khó khăn này.
Ông Lê Khả Đấu, Phó Chủ tịch Ban chỉ đạo Tây Bắc cho biết, đây là lần thứ ba vùng Tây Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, rút kinh nghiệm những năm trước, hội nghị lần này mong muốn thiết lập các mô hình liên kết, hợp tác cụ thể bền chặt theo vùng, theo lĩnh vực để phát huy thế mạnh của vùng.
Bên cạnh các cuộc họp chính, sẽ có hai cuộc tọa đàm về "Chính sách tín dụng đầu tư và công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc" và tọa đàm "Kết nối các nhà khoa học, các doanh nghiệp về chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
Ông Đào Minh Tú cũng cho biết thêm, khu vực Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế. Những năm qua, ngành ngân hàng luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển của khu vực để có chính sách đầu tư phù hợp. Điểm mới của Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc lần này là các ngân hàng thương mại sẽ cùng với doanh nghiệp hỗ trợ cho các dự án hiệu quả. Dự kiến sẽ có khoảng 20.000 tỷ đồng và 35 triệu USD được đầu tư vào khu vực Tây Bắc.
Theo đó, BIDV dự kiến sẽ ký kết sáu thỏa thuận tài trợ vốn với tổng mức cam kết tài trợ là 3.434 tỷ đồng cho các lĩnh vực sản xuất giấy, may mặc, nông sản, khai thác khoáng sản và thủy điện.
Sau hội nghị lần này, BIDV sẽ tiếp tục thu xếp các nguồn vốn trung dài hạn nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển khu vực Tây Bắc. Cụ thể, giai đoạn 2013-2015, BIDV cam kết sẽ dành nguồn vốn trung dài hạn theo doanh số 15.000 tỷ đồng để phát triển hoạt động tín dụng song hành với chính sách và định hướng phát triển kinh tế, phát triển ngành của khu vực.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, trong giai đoạn 2013-2015, BIDV dự kiến cũng sẽ dành khoảng 90 tỷ đồng để tiếp tục triển khai các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn vùng Tây Bắc.
VietinBank cũng cho biết sẽ tài trợ 205 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội 2013 tại khu vực Tây Bắc.
Đối với vùng Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước, có tiềm năng lợi thế để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đến nay Tây Nguyên vẫn phát triển rất chậm so với cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Chính vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để từng địa phương trong vùng Tây Nguyên trực tiếp giới thiệu, xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với những dự án trọng điểm như cao su, cà phê để tạo dấu ấn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Dự kiến trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các tỉnh Tây Nguyên, tập trung vào các dự án đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày, các công trình trọng điểm, các dự án lớn có sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong vùng đồng thời mở rộng thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và an sinh xã hội.
Tại Hội nghị lần này, BIDV tiếp tục có thêm nhiều thỏa thuận được ký kết với các doanh nghiệp, với tổng mức đầu tư lên tới 7.325 tỷ đồng; Agribank cũng sẽ ký với Hiệp hội cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê về việc tài trợ khoảng 6.000 tỷ đồng; VietinBank cũng cam kết tài trợ gần 40 tỷ đồng cho an sinh xã hội vùng này./.
Khu vực Tây Bắc gồm 14 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và một số xã phía tây các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa.
Khu vực Tây Nguyên bao gồm năm tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
|
Minh Thúy (Vietnam+)