Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải phương án chi tiết bố trí nguồn kinh phí hơn 1.800 tỷ đồng để xử lý các trạm thu phí đã xóa bỏ, dừng thu phí trong tháng Một và tháng Hai, cũng như mua lại các trạm thu phí đã đấu thầu chuyển giao quyền thu phí và các trạm BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao). Theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến sẽ phải bỏ ra nguồn kinh phí hơn 668 tỷ đồng để trả nợ đối với 20 trạm thu phí đã xóa, dừng thu trong tháng Một và Hai. Đáng chú ý nhất trong tổng số 20 trạm đã dừng thu, Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét bố trí gần 128 tỷ đồng để xử lý nợ 5 trạm gồm Trạm Mađrăk (Quốc lộ 26), trạm Nhơn Tân (Quốc lộ 19), trạm K’Dang (Quốc lộ 19), trạm Buôn Hồ (Quốc lộ 14) và trạm Bắc Hải Vân. [Bố trí gần 128 tỷ đồng để xử lý nợ 5 trạm thu phí] Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị kinh phí bổ sung vốn điều lệ còn thiếu, khoảng hơn 436 tỷ đồng, cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) tại trạm Trung Lương đặt tại km 1953+200 Quốc lộ 1. Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng dự kiến con số hơn 60 tỷ đồng để giải quyết nguồn kinh phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động (837/981 lao động), kinh phí in vé tồn và tháo dỡ trạm thu phí từ thời điểm trạm phí dừng thu. Đối với các trạm thu phí đã đấu thầu chuyển giao quyền thu phí và các trạm hoàn vốn BOT, Tổng cục Đường bộ cũng đưa ra dự kiến cần tổng số gần 1.200 tỷ đồng để mua lại những trạm này. Theo đó, ba trạm thu phí đã đấu thầu bán quyền thu phí là Hoàng Mai, Bàn Thạch, Bãi Cháy, kinh phí mua lại dự kiến là 437 tỷ đồng. Riêng trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài nếu mua lại, kinh phí dự kiến là 743,5 tỷ đồng.
[Trạm thu phí Bãi Cháy và Hoàng Mai: Ca bài "chờ đợi"]
[Hà Nội đề nghị Bộ GTVT sớm bỏ hai trạm thu phí] Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã trình lên Bộ kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2013 với tổng kinh phí dành cho Quỹ bảo trì là hơn 4.000 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch./.
[Trạm thu phí Bãi Cháy và Hoàng Mai: Ca bài "chờ đợi"]
[Hà Nội đề nghị Bộ GTVT sớm bỏ hai trạm thu phí] Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã trình lên Bộ kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2013 với tổng kinh phí dành cho Quỹ bảo trì là hơn 4.000 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch./.
Trước đó, trao đổi với báo chí trong cuộc họp tổng kết quý I của Bộ Giao thông Vận tải vào ngày 2/4, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho hay, Bộ Giao thông đang đàm phán với Bộ Tài chính, các nhà đầu tư và dùng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để mua lại các trạm thu phí này. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản số 479/TTg-KTN chỉ đạo về việc xử lý 4 trạm thu phí bán quyền, trong đó có 3 trạm trên Quốc lộ 1 và trạm Bãi Cháy. Đối với trạm Phù Đổng – Quốc lộ 1 và trạm Bãi Cháy – Quốc lộ 18, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, đàm phán thống nhất với nhà đầu tư về phương án tài chính, nguồn vốn mua lại và thời điểm dừng thu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Còn với trạm Hoàng Mai và Bàn Thạch – Quốc lộ 1, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc chuyển giao hai nhà đầu tư BOT để thu phí hoàn vốn Dự án BOT. Bộ Giao thông đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư việc mua lại, thời gian chuyển giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. |
Việt Hùng (Vietnam+)