Dịch cúm gia cầm đã bắt đầu quay trở lại tại một số địa phương, với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 14.000 con.
Dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh cũng đã xuất hiện tại một số địa phương. Đây là thông tin được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 5/3, tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, hiện có 5 tỉnh, thành phố tái phát dịch cúm gia cầm, gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh.
Các địa phương có dịch đã và đang triển khai khoanh vùng, dập dịch, tổ chức tiêm phòng đàn gia cầm, tổ chức tiêu độc khử trùng môi trường… kiểm soát được ổ dịch cũng như vùng dịch. Tuy nhiên, do thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm nên nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát trên diện rộng là rất cao. Bên cạnh đó, việc tái đàn chăn nuôi gia tăng sau tết ở các địa bàn có ổ dịch cũ cũng là nguy cơ tái bùng phát dịch.
Cùng với dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại tỉnh Sơn La với số gia súc mắc bệnh là 656 con, tỉnh Sơn La đã công bố dịch đồng thời tổ chức tiêm phòng được hơn 21.000 liều vắcxin, tiêu độc khử trùng và thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để quản lý ổ dịch không để dịch lây lan.
Ba tỉnh có dịch tai xanh là Quảng Nam, Long An và Quảng Trị về cơ bản dịch đã ổn định, không phát sinh thêm địa bàn mới nhưng nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh cao do việc chăn nuôi, tái đàn, việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thu phục vụ lễ hội tăng cao. Đặc biệt các tỉnh có ổ dịch cũ và các địa phương trọng điểm chăn nuôi lợn khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ tái phát dịch rất cao.
Ông Đông cho biết, Cục tiếp tục phối hợp với các địa phương trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, lo ngại hiện nay là virus trong không khí còn lưu hành trên gia cầm và thủy cầm, nên Cục Thú y sẽ liên tục cập nhật các thông tin về chủng vi rút để thông báo cho các địa phương chủ động sử dụng loại vắc xin hiệu quả cũng như triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch khi dịch lây lan.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn gia cầm nhập lậu đặc biệt là tại các tỉnh biên giới như Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Long An… để phòng tránh dịch lây lan. Ngoài ra, Cục Thú y cũng đang chuẩn bị công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh tăng cường ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch tại các tỉnh biên giới./.
Dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh cũng đã xuất hiện tại một số địa phương. Đây là thông tin được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 5/3, tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, hiện có 5 tỉnh, thành phố tái phát dịch cúm gia cầm, gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh.
Các địa phương có dịch đã và đang triển khai khoanh vùng, dập dịch, tổ chức tiêm phòng đàn gia cầm, tổ chức tiêu độc khử trùng môi trường… kiểm soát được ổ dịch cũng như vùng dịch. Tuy nhiên, do thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm nên nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát trên diện rộng là rất cao. Bên cạnh đó, việc tái đàn chăn nuôi gia tăng sau tết ở các địa bàn có ổ dịch cũ cũng là nguy cơ tái bùng phát dịch.
Cùng với dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại tỉnh Sơn La với số gia súc mắc bệnh là 656 con, tỉnh Sơn La đã công bố dịch đồng thời tổ chức tiêm phòng được hơn 21.000 liều vắcxin, tiêu độc khử trùng và thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để quản lý ổ dịch không để dịch lây lan.
Ba tỉnh có dịch tai xanh là Quảng Nam, Long An và Quảng Trị về cơ bản dịch đã ổn định, không phát sinh thêm địa bàn mới nhưng nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh cao do việc chăn nuôi, tái đàn, việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thu phục vụ lễ hội tăng cao. Đặc biệt các tỉnh có ổ dịch cũ và các địa phương trọng điểm chăn nuôi lợn khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ tái phát dịch rất cao.
Ông Đông cho biết, Cục tiếp tục phối hợp với các địa phương trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, lo ngại hiện nay là virus trong không khí còn lưu hành trên gia cầm và thủy cầm, nên Cục Thú y sẽ liên tục cập nhật các thông tin về chủng vi rút để thông báo cho các địa phương chủ động sử dụng loại vắc xin hiệu quả cũng như triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch khi dịch lây lan.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn gia cầm nhập lậu đặc biệt là tại các tỉnh biên giới như Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Long An… để phòng tránh dịch lây lan. Ngoài ra, Cục Thú y cũng đang chuẩn bị công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh tăng cường ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch tại các tỉnh biên giới./.
Thu Hà (TTXVN)