Trong hai năm thực hiện Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt tại bốn địa bàn thí điểm là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu đã tìm được hơn 120 trẻ em có nhu cầu đặc biệt về sức khỏe làm con nuôi ở nước ngoài.
Phát biểu khai mạc Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, tổ chức sáng 22/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhấn mạnhrằng hai năm vừa qua, thể chế pháp luật về nuôi con nuôi đã có những thay đổi căn bản theo hướng thống nhất, liên thông giữa con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế; trong đó ưu tiên con nuôi trong nước và chỉ cho làm con nuôi nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt đã thu được những kết quả nhất định, mang lại ý nghĩa trong giai đoạn có những thay đổi quan trọng về thể chế pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Theo Cục con nuôi, việc triển khai Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay gặp nhiều khó khăn do quy định mới, trình tự thủ tục giải quyết mới, nhiều nơi còn chưa thành thạo các quy định pháp luật mới, cách làm cũ vẫn còn ảnh hưởng tới công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Đặc biệt quy định tách bạch hỗ trợ nhân đạo với hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài đã khiến cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng gần như “đóng cửa” không tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng trong khi còn số lượng lớn trẻ em bị bỏ rơi ngoài cộng đồng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại các nhà chùa.
Nhiều địa phương chưa thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước đối với những trẻ em cần tìm gia đình thay thế hiện đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng.
Theo đánh giá của Cục con nuôi, Chương trình hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt đã tạo “sức đột phá” trong công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Năm 2012, số lượng trẻ em có nhu cầu đặc biệt được giải quyết gấp 4 lần so với năm 2011, song so với số lượng trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hiện đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên bốn địa bàn thí điểm, số lượng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ 123/1.088.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá kết quả hai năm thực hiện Chương trình, qua đó ghi nhận những mặt tích cực, phân tích những khó khăn thách thức để tìm phương pháp thích hợp góp phần thúc đẩy quá trình thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay tại Việt Nam.
Đại diện Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá việc thực hiện Chương trình đã mang lại kết quả thiết thực trong công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi nước ngoài. Các em có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng và chữa trị bệnh với những điều kiện tốt hơn.
Qua quá trình triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhưng khó khăn gặp phải là do chậm trễ trong việc xác minh nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi. Sở đề nghị đối với hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo cần nhanh chóng tìm gia đình thay thế, nếu hồ sơ đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin về người cha, người mẹ của trẻ, nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi thì Sở Tư pháp sẽ gửi hồ sơ trẻ, báo cáo xin ý kiến Cục Con nuôi giải quyết mà không cần chờ kết quả xác minh của công an thành phố.
Sở Tư pháp Hà Nội cho rằng các cơ sở nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Cơ sở vật chất hạn chế, nguồn kinh phí hạn hẹp trong khi số lượng các trẻ tiếp nhận tăng lên nhưng không được hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi.
Thêm vào đó việc xác minh hồ sơ còn kéo dài, đặc biệt là những trẻ bị bỏ rơi sau đó tìm được gia đình của trẻ, gia đình không hợp tác với các cơ quan và cán bộ xác minh để hoàn thiện hồ sơ.... Nhiều ý kiến đề nghị Cục con nuôi tiếp tục duy trì Chương trình này trong những năm tiếp theo./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, tổ chức sáng 22/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhấn mạnhrằng hai năm vừa qua, thể chế pháp luật về nuôi con nuôi đã có những thay đổi căn bản theo hướng thống nhất, liên thông giữa con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế; trong đó ưu tiên con nuôi trong nước và chỉ cho làm con nuôi nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt đã thu được những kết quả nhất định, mang lại ý nghĩa trong giai đoạn có những thay đổi quan trọng về thể chế pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Theo Cục con nuôi, việc triển khai Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay gặp nhiều khó khăn do quy định mới, trình tự thủ tục giải quyết mới, nhiều nơi còn chưa thành thạo các quy định pháp luật mới, cách làm cũ vẫn còn ảnh hưởng tới công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Đặc biệt quy định tách bạch hỗ trợ nhân đạo với hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài đã khiến cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng gần như “đóng cửa” không tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng trong khi còn số lượng lớn trẻ em bị bỏ rơi ngoài cộng đồng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại các nhà chùa.
Nhiều địa phương chưa thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước đối với những trẻ em cần tìm gia đình thay thế hiện đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng.
Theo đánh giá của Cục con nuôi, Chương trình hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt đã tạo “sức đột phá” trong công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Năm 2012, số lượng trẻ em có nhu cầu đặc biệt được giải quyết gấp 4 lần so với năm 2011, song so với số lượng trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hiện đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên bốn địa bàn thí điểm, số lượng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ 123/1.088.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá kết quả hai năm thực hiện Chương trình, qua đó ghi nhận những mặt tích cực, phân tích những khó khăn thách thức để tìm phương pháp thích hợp góp phần thúc đẩy quá trình thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay tại Việt Nam.
Đại diện Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá việc thực hiện Chương trình đã mang lại kết quả thiết thực trong công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi nước ngoài. Các em có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng và chữa trị bệnh với những điều kiện tốt hơn.
Qua quá trình triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhưng khó khăn gặp phải là do chậm trễ trong việc xác minh nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi. Sở đề nghị đối với hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo cần nhanh chóng tìm gia đình thay thế, nếu hồ sơ đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin về người cha, người mẹ của trẻ, nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi thì Sở Tư pháp sẽ gửi hồ sơ trẻ, báo cáo xin ý kiến Cục Con nuôi giải quyết mà không cần chờ kết quả xác minh của công an thành phố.
Sở Tư pháp Hà Nội cho rằng các cơ sở nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Cơ sở vật chất hạn chế, nguồn kinh phí hạn hẹp trong khi số lượng các trẻ tiếp nhận tăng lên nhưng không được hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi.
Thêm vào đó việc xác minh hồ sơ còn kéo dài, đặc biệt là những trẻ bị bỏ rơi sau đó tìm được gia đình của trẻ, gia đình không hợp tác với các cơ quan và cán bộ xác minh để hoàn thiện hồ sơ.... Nhiều ý kiến đề nghị Cục con nuôi tiếp tục duy trì Chương trình này trong những năm tiếp theo./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)