Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2011 tại thành phố Zhukov ở ngoại ô Mátxcơva, Nga, đã kết thúc với các hợp đồng có tổng trị giá hơn 10 tỷ USD được ký kết, trong đó các công ty chế tạo máy bay Nga bán được 7,5 tỷ USD.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, tuy các hợp đồng được ký kết đã đạt đến con số kỷ lục, song điều đáng nói hơn là toàn bộ các hợp đồng đều đặt mua máy bay dân dụng, trong khi không có một chiếc máy bay chiến đấu nào được đặt mua. Điều này cho thấy một xu thế mới khác hẳn với cuộc triển lãm năm 2009, trong đó riêng Nga đã đặt mua 64 máy bay quân sự.
Một xu thế mới khác tại MAKS-2011 là ngành hàng không vũ trụ thế giới đang chuyển hướng sang nghiên cứu sử dụng công nghệ và vật liệu mới, trước hết chú trọng tăng cường sử dụng vật liệu tổng hợp, thay thế cho kim loại trong chế tạo máy bay.
Tại triển lãm này, Nga đã ký một thỏa thuận về hợp tác sản xuất vật liệu composite, theo đó sử dụng các polyme trong chế tạo thiết bị máy bay quân sự và dân sự, do Liên hiệp các hãng chế tạo hàng không Nga sản xuất.
Ông Evgeny Kablov, Giám đốc Viện Vật liệu hàng không Nga (VIAM), cho biết sử dụng vật liệu tổng hợp thế hệ mới có thể giúp giảm 30% trọng lượng máy bay. Tính đến nay VIAM đã chế tạo 300 loại vật liệu mới như vậy. Một xu thế khác của ngành công nghiệp hàng không toàn cầu là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chế tạo các mẫu máy bay mới.
Tại triển lãm lần này, Nga đã ký với hãng chế tạo máy bay châu Âu nổi tiếng Airbus về việc cung cấp các thành phần titan cho bộ phận hạ cánh máy bay Airbus A-350 mà Nga sẽ là nhà phân phối duy nhất.
Trong 6 ngày triển lãm, có hàng trăm nghìn lượt khách tới chiêm ngưỡng những "công trình" hàng không vũ trụ vĩ đại. Khách tham quan đặc biệt ấn tượng với sự ra mắt của những chiếc máy bay khổng lồ như Boeing 787 Dreamliner, hay chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới A380, có khả năng chuyên chở 500 hành khách với khoảng cách bay lên tới 15.000 km mà không cần tiếp dầu.
Triển lãm tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2013./.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, tuy các hợp đồng được ký kết đã đạt đến con số kỷ lục, song điều đáng nói hơn là toàn bộ các hợp đồng đều đặt mua máy bay dân dụng, trong khi không có một chiếc máy bay chiến đấu nào được đặt mua. Điều này cho thấy một xu thế mới khác hẳn với cuộc triển lãm năm 2009, trong đó riêng Nga đã đặt mua 64 máy bay quân sự.
Một xu thế mới khác tại MAKS-2011 là ngành hàng không vũ trụ thế giới đang chuyển hướng sang nghiên cứu sử dụng công nghệ và vật liệu mới, trước hết chú trọng tăng cường sử dụng vật liệu tổng hợp, thay thế cho kim loại trong chế tạo máy bay.
Tại triển lãm này, Nga đã ký một thỏa thuận về hợp tác sản xuất vật liệu composite, theo đó sử dụng các polyme trong chế tạo thiết bị máy bay quân sự và dân sự, do Liên hiệp các hãng chế tạo hàng không Nga sản xuất.
Ông Evgeny Kablov, Giám đốc Viện Vật liệu hàng không Nga (VIAM), cho biết sử dụng vật liệu tổng hợp thế hệ mới có thể giúp giảm 30% trọng lượng máy bay. Tính đến nay VIAM đã chế tạo 300 loại vật liệu mới như vậy. Một xu thế khác của ngành công nghiệp hàng không toàn cầu là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chế tạo các mẫu máy bay mới.
Tại triển lãm lần này, Nga đã ký với hãng chế tạo máy bay châu Âu nổi tiếng Airbus về việc cung cấp các thành phần titan cho bộ phận hạ cánh máy bay Airbus A-350 mà Nga sẽ là nhà phân phối duy nhất.
Trong 6 ngày triển lãm, có hàng trăm nghìn lượt khách tới chiêm ngưỡng những "công trình" hàng không vũ trụ vĩ đại. Khách tham quan đặc biệt ấn tượng với sự ra mắt của những chiếc máy bay khổng lồ như Boeing 787 Dreamliner, hay chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới A380, có khả năng chuyên chở 500 hành khách với khoảng cách bay lên tới 15.000 km mà không cần tiếp dầu.
Triển lãm tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2013./.
(TTXVN/Vietnam+)