Chiều 13/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư hạ tầng du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư hạ tầng du lịch với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trưởng ban Chỉ đạo Diễn đàn tại Hội thảo này đã nêu rõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long vốn được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, để hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính đặc thù của vùng như du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng hay du lịch biển đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa và du lịch lịch sử.
Trong những năm gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch trong vùng ngày càng được cải thiện, đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các tỉnh trong vùng, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong tương lai không xa.
Hội nghị đã nghe các báo cáo tham luận của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Tổng công ty Saigontourist... về tiềm năng du lịch đa dạng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử và du lịch văn hóa; về hiện trạng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; những chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong vùng và những kinh nghiệm thực tiễn, sinh động trong việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể của doanh nghiệp du lịch tại khu vực này.
Hội thảo cùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, định hướng phát triển du lịch và những giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều biện pháp để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, cùng với việc xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, tăng cường phối hợp liên ngành trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong phát triển du lịch là các nhóm giải pháp tổng thể về quy hoạch, cơ chế chính sách, ngành, lĩnh vực, nguồn vốn đầu tư cho du lịch của vùng trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế./.
Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trưởng ban Chỉ đạo Diễn đàn tại Hội thảo này đã nêu rõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long vốn được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, để hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính đặc thù của vùng như du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng hay du lịch biển đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa và du lịch lịch sử.
Trong những năm gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch trong vùng ngày càng được cải thiện, đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các tỉnh trong vùng, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong tương lai không xa.
Hội nghị đã nghe các báo cáo tham luận của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Tổng công ty Saigontourist... về tiềm năng du lịch đa dạng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử và du lịch văn hóa; về hiện trạng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; những chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong vùng và những kinh nghiệm thực tiễn, sinh động trong việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể của doanh nghiệp du lịch tại khu vực này.
Hội thảo cùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, định hướng phát triển du lịch và những giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều biện pháp để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, cùng với việc xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, tăng cường phối hợp liên ngành trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong phát triển du lịch là các nhóm giải pháp tổng thể về quy hoạch, cơ chế chính sách, ngành, lĩnh vực, nguồn vốn đầu tư cho du lịch của vùng trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)