Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, sáng 20/5, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức hội thảo "Việt Nam trong cộng đồng thế giới."
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ 3 phụ trách châu Á - Bộ Ngoại giao Nga Khovaev I. A, Giám đốc Viện Viễn Đông - viện sỹ Mikhail Titarenko, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt - Giáo sư Vladimir Buianov và đông đảo chuyên gia nghiên cứu Việt Nam từ các nước Nga, Belarus, Ukraine, Ba Lan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, viện sỹ Titarenko nêu bật mối quan hệ gắn bó giữa Liên bang Nga và Việt Nam, đồng thời lưu ý cuộc hội thảo diễn ra sau một số sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, đó là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và kỷ niệm sinh nhật lần thứ 123 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Titarenko cho rằng cuộc hội thảo lần này cũng là cơ hội để thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước.
Trong bài tham luận tại hội thảo, Đại sứ Phạm Xuân Sơn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi quan hệ với Liên bang Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ Việt-Nga là quan hệ hữu nghị truyền thống được thử thách trong thời gian dài.
Việc hai bên ký Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2012 đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển quan hệ song phương, nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga lên tầm cao mới, toàn diện.
Hội thảo "Việt Nam trong cộng đồng thế giới" năm nay đề cập khá đa dạng vị thế, vai trò, những tiến bộ và thách thức đối với Việt Nam.
Các diễn giả đều là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam, tập trung đề cập các vấn đề cả đương đại và quá khứ với các tham luận đáng chú ý như "Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam"; "Việt Nam giữa hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc"; "Vấn đề sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam"; "Việt Nam, cầu nối giữa Nga và ASEAN"; "Các vấn đề toàn cầu và khu vực trong quá trình phát triển của Việt Nam"; "Các nước khu vực sông Mekong mở rộng, vấn đề bảo vệ môi trường"; "Ảnh hưởng về nhân khẩu học và kinh tế-xã hội của tình trạng ấm lên trên toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam"; "Hình ảnh Việt Nam trong thế giới đương đại"...
Cuộc hội thảo không chỉ đem đến cho các đại biểu cơ hội được lắng nghe những ý kiến đóng góp và phản biện quý báu mà còn là diễn đàn để giới chuyên gia hai nước giao lưu và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu.
Cuối hội thảo, ban tổ chức ra kỷ yếu và tóm tắt kết quả báo cáo lên Bộ Ngoại giao Nga phục vụ việc hoạch định chính sách và quan hệ với Việt Nam./.
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ 3 phụ trách châu Á - Bộ Ngoại giao Nga Khovaev I. A, Giám đốc Viện Viễn Đông - viện sỹ Mikhail Titarenko, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt - Giáo sư Vladimir Buianov và đông đảo chuyên gia nghiên cứu Việt Nam từ các nước Nga, Belarus, Ukraine, Ba Lan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, viện sỹ Titarenko nêu bật mối quan hệ gắn bó giữa Liên bang Nga và Việt Nam, đồng thời lưu ý cuộc hội thảo diễn ra sau một số sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, đó là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và kỷ niệm sinh nhật lần thứ 123 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Titarenko cho rằng cuộc hội thảo lần này cũng là cơ hội để thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước.
Trong bài tham luận tại hội thảo, Đại sứ Phạm Xuân Sơn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi quan hệ với Liên bang Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ Việt-Nga là quan hệ hữu nghị truyền thống được thử thách trong thời gian dài.
Việc hai bên ký Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2012 đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển quan hệ song phương, nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga lên tầm cao mới, toàn diện.
Hội thảo "Việt Nam trong cộng đồng thế giới" năm nay đề cập khá đa dạng vị thế, vai trò, những tiến bộ và thách thức đối với Việt Nam.
Các diễn giả đều là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam, tập trung đề cập các vấn đề cả đương đại và quá khứ với các tham luận đáng chú ý như "Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam"; "Việt Nam giữa hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc"; "Vấn đề sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam"; "Việt Nam, cầu nối giữa Nga và ASEAN"; "Các vấn đề toàn cầu và khu vực trong quá trình phát triển của Việt Nam"; "Các nước khu vực sông Mekong mở rộng, vấn đề bảo vệ môi trường"; "Ảnh hưởng về nhân khẩu học và kinh tế-xã hội của tình trạng ấm lên trên toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam"; "Hình ảnh Việt Nam trong thế giới đương đại"...
Cuộc hội thảo không chỉ đem đến cho các đại biểu cơ hội được lắng nghe những ý kiến đóng góp và phản biện quý báu mà còn là diễn đàn để giới chuyên gia hai nước giao lưu và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu.
Cuối hội thảo, ban tổ chức ra kỷ yếu và tóm tắt kết quả báo cáo lên Bộ Ngoại giao Nga phục vụ việc hoạch định chính sách và quan hệ với Việt Nam./.
(TTXVN)