Nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Công nghệ bang Thueringen (Đức), ngày 7/3, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Viện FES (Đức) đã tổ chức hội thảo "Chính sách năng lượng trong thế kỷ 21-Những thách thức đối với Việt Nam và Đức."
Tham dự có Đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Gisela Frasch; lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện FES (Đức), Viện Năng lượng Việt Nam cùng đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam và Đức.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Công nghệ bang Thueringen, tiến sĩ Matthias Machnig đã nêu bật vai trò của năng lượng trong thế kỷ 21, những thách thức từ biến đổi khí hậu cũng như khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy cần phải chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu theo hướng phát triển bền vững và "tăng trưởng xanh." Một sự chuyển đổi như vậy đòi hỏi phải tổ chức lại các hệ thống sản xuất, cơ cấu tiêu thụ và lối sống của con người theo một phương thức ít phát thải, tiết kiệm nguồn lực và bền vững.
Bên cạnh việc chia sẻ chính sách năng lượng của Đức trong sản xuất và sử dụng năng lượng, tiến sĩ M.Machnig đã trình bày những khuyến nghị chính sách trong sử dụng năng lượng tái sinh, giảm khí thải nhà kính; về việc cần thiết phải xây dựng chiến lược rõ ràng cùng công cụ kinh tế mạnh mẽ trong chiến lược tăng trưởng xanh. Đó là chính sách thuế đối với sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường, quỹ hỗ trợ quá trình chuyển đổi trong ngành năng lượng; xây dựng quy định chi phí khi người dân sử dụng năng lượng từ hóa thạch hay năng lượng tái sinh...
Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa liên quan đến môi trường. Ví dụ khi người tiêu dùng mua sản phẩm tivi sẽ chú ý đến nhãn mác có ghi có chỉ số phát thải khí CO2 ra môi trường khi sử dụng như thế nào.
Tiến sĩ Matthias Machnig nhận xét, Việt Nam có bờ biển dài, có thể phát triển năng lượng từ gió. Việt Nam có nguồn sinh khối lớn tại vùng nông thôn sẽ là nguồn lực để sản xuất năng lượng tái tạo.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tiến sĩ Võ Trí Thành đã chia sẻ về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng hiện nay, về việc làm thế nào gắn kết giữa phát triển năng lượng và phát triển nền kinh tế xanh; về vấn đề chính sách nhằm cân bằng giữa việc tăng giá điện nhưng đảm bảo người nghèo, người thu nhập thấp sử dụng điện năng; vấn đề phát triển năng lượng tái tạo.
Hội thảo đã nêu bật được chính sách năng lượng có một vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi theo hướng bền vững và "tăng trưởng xanh" cả ở Việt Nam và Đức. Các dẫn chứng, số liệu cho thấy, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở hai nước còn khác nhau khá lớn. Trong khi Việt Nam cần thêm 2% năng lượng để tạo thêm 1% tăng trưởng GDP thì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Đức trên tăng trưởng GDP lại nhỏ hơn 1:1.
Mô hình "tăng trưởng xanh" được chấp nhận ở châu Á nếu nó đi liền với sự gia tăng thịnh vượng trong toàn xã hội mà điều đó đòi hỏi phải sử dụng năng lượng. Từ đó chìa khóa ở đây là cuộc cách mạng về hiệu quả trong sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, sẽ không thể đạt được một sự chuyển dịch chính sách năng lượng như vậy nếu chỉ dựa vào các công cụ theo định hướng thị trường. Nhà nước cần phải có một chính sách công nghiệp chủ động./.
Tham dự có Đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Gisela Frasch; lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện FES (Đức), Viện Năng lượng Việt Nam cùng đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam và Đức.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Công nghệ bang Thueringen, tiến sĩ Matthias Machnig đã nêu bật vai trò của năng lượng trong thế kỷ 21, những thách thức từ biến đổi khí hậu cũng như khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy cần phải chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu theo hướng phát triển bền vững và "tăng trưởng xanh." Một sự chuyển đổi như vậy đòi hỏi phải tổ chức lại các hệ thống sản xuất, cơ cấu tiêu thụ và lối sống của con người theo một phương thức ít phát thải, tiết kiệm nguồn lực và bền vững.
Bên cạnh việc chia sẻ chính sách năng lượng của Đức trong sản xuất và sử dụng năng lượng, tiến sĩ M.Machnig đã trình bày những khuyến nghị chính sách trong sử dụng năng lượng tái sinh, giảm khí thải nhà kính; về việc cần thiết phải xây dựng chiến lược rõ ràng cùng công cụ kinh tế mạnh mẽ trong chiến lược tăng trưởng xanh. Đó là chính sách thuế đối với sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường, quỹ hỗ trợ quá trình chuyển đổi trong ngành năng lượng; xây dựng quy định chi phí khi người dân sử dụng năng lượng từ hóa thạch hay năng lượng tái sinh...
Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa liên quan đến môi trường. Ví dụ khi người tiêu dùng mua sản phẩm tivi sẽ chú ý đến nhãn mác có ghi có chỉ số phát thải khí CO2 ra môi trường khi sử dụng như thế nào.
Tiến sĩ Matthias Machnig nhận xét, Việt Nam có bờ biển dài, có thể phát triển năng lượng từ gió. Việt Nam có nguồn sinh khối lớn tại vùng nông thôn sẽ là nguồn lực để sản xuất năng lượng tái tạo.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tiến sĩ Võ Trí Thành đã chia sẻ về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng hiện nay, về việc làm thế nào gắn kết giữa phát triển năng lượng và phát triển nền kinh tế xanh; về vấn đề chính sách nhằm cân bằng giữa việc tăng giá điện nhưng đảm bảo người nghèo, người thu nhập thấp sử dụng điện năng; vấn đề phát triển năng lượng tái tạo.
Hội thảo đã nêu bật được chính sách năng lượng có một vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi theo hướng bền vững và "tăng trưởng xanh" cả ở Việt Nam và Đức. Các dẫn chứng, số liệu cho thấy, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở hai nước còn khác nhau khá lớn. Trong khi Việt Nam cần thêm 2% năng lượng để tạo thêm 1% tăng trưởng GDP thì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Đức trên tăng trưởng GDP lại nhỏ hơn 1:1.
Mô hình "tăng trưởng xanh" được chấp nhận ở châu Á nếu nó đi liền với sự gia tăng thịnh vượng trong toàn xã hội mà điều đó đòi hỏi phải sử dụng năng lượng. Từ đó chìa khóa ở đây là cuộc cách mạng về hiệu quả trong sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, sẽ không thể đạt được một sự chuyển dịch chính sách năng lượng như vậy nếu chỉ dựa vào các công cụ theo định hướng thị trường. Nhà nước cần phải có một chính sách công nghiệp chủ động./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)