Hội thảo xúc tiến du lịch mang tên "Bien voyager au Vietnam" vừa diễn ra tại Trung Tâm văn hóa Việt Nam tại Paris (Pháp) dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp và sự phối hợp của Hội VietnAmitié, nhằm tăng cường sự tác Pháp-Việt trong lĩnh vực này.
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng; Đại sứ Dương Văn Quảng, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp, tiến sỹ Louis Raymondon, nghị sỹ danh dự, chủ tịch Hội VietnAmitié, bà Thérèse Nguyễn Văn Ký, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, ông Olivier Lacost, đại diện Tổng cục Du lịch, Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp; ông Lê Hồng Chương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, ông Đào Ngọc Anh, Chuyên viên Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Việt Nam, cùng đông đảo bà con Việt kiều và các bạn bè Pháp luôn quan tâm và yêu mến Việt Nam.
Hội thảo còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty du lịch, lữ hành như Hit Voyage, Tangka voyage, Nova voyages… và đại diện một số hãng hàng không Việt Nam và Pháp Vietnam Airlines và Air France.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe các tham luận nêu bật tiềm năng du lịch, những cố gắng và thành tựu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt các đại biểu, nhất là các bạn bè Pháp còn được thăm quan - "qua màn ảnh nhỏ" - một số điểm du lịch đặc sắc của Việt Nam và hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam qua việc bộ phim tài liệu về du lịch Việt Nam được trình chiếu trong dịp này.
Đại sứ Dương Chí Dũng đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo với sự tham dự đông đảo của các đại diện Tổng cục Du lịch Pháp, các công ty du lịch và người Pháp gốc Việt. Đại sứ nhấn mạnh từ lâu, Việt Nam luôn là một trong các điểm đến hấp dẫn và ưa thích của du khách Pháp, bạn bè Pháp muốn khám phá những nét đặc sắc, huyền bí và vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam, đồng thời qua Việt Nam có thể đến khám phá một các nước Đông Dương, Đông Nam Á khác… Họ đã cảm nhận nhiều điều thú vị ở những nơi đây.
Trong năm 2011, Việt Nam đã đón vị khách du lịch đặc biệt thứ 6 triệu là người Pháp (ông Curvalle Bernard François cùng gia đình) - mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch Việt Nam. Theo ông, đối với người Việt Nam, Pháp cũng luôn là địa chỉ hấp dẫn mà người Việt Nam mong muốn được đến thăm và khám phá.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, Đại sứ cho biết để phát triển ngành công nghiệp "không khói" này của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn tạo điều kiện và ủng hộ các sáng kiến tổ chức các lễ hội, hội chợ, các hoạt động giới thiệu đất nước con người Việt Nam và quảng bá du lịch Việt Nam, như Lễ hội du lịch ba nước Đông Dương (tháng 9/2011) đã để lại tiếng vang lớn không chỉ Pháp mà cả ở các nước châu Âu, và tới đây là lễ hội du lịch Biển ở Brest, với sự tham gia của Hải Phòng, thành phố biển Việt Nam.
Theo ông đây không chỉ là những cơ hội tốt để tăng cường sự giao lưu trao đổi về văn hóa, kinh tế, thương mại… tăng cường những hiểu hiểu biết sâu rộng về đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam-Pháp mà còn là cơ hội để tăng cường việc mời gọi đầu tư Pháp và các nước châu Âu để phát triển cơ sở hạ tầng và khôi phục, nâng cấp các di tích, địa danh… cho ngành du lịch Việt Nam.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự gia tăng khách du lịch đến Việt Nam, cần đa dạng hóa các lọai hình du lịch và đan xen với việc phát triển các hình thức du lịch truyền thống, như du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng… Phát triển du lịch thương mại sẽ không chỉ góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế và mà còn phát triển ngoại giao toàn diện đất nước.
Về phần mình , ông Đào Ngoc Anh, cho biết Du lịch Việt Nam từ những năm 90 đã xác định thị trường Pháp là thị trường truyền thống, trọng điểm, quan trọng và cũng là một trong các xu hướng phát triển ngành. Khách du lịch Pháp đến Việt Nam theo chiều hướng ngày càng tăng "nhanh, mạnh và nhiều."
Trong năm 2011, Việt Nam đã đón trên 200.000 lượt khách Pháp. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mới đây đã thông qua với mục tiêu tăng trưởng trung bình 11,5-12% mỗi năm cho giai đoạn 2011-2020.
Nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ở Pháp và Tây Âu đã được triển khai như tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đi thăm tiếp cận các thị trường Pháp và châu Âu, tham gia các hội chợ du lịch, như "Việt Nam Hoài niệm," trao đổi kinh nghiệm giữa các đối tác Pháp-Việt.
Việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng luôn được chú trọng và tăng cường… Du lịch Việt Nam luôn coi Pháp là một cánh cửa mở ra để đến với các thị trường châu Âu khác./.
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng; Đại sứ Dương Văn Quảng, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp, tiến sỹ Louis Raymondon, nghị sỹ danh dự, chủ tịch Hội VietnAmitié, bà Thérèse Nguyễn Văn Ký, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, ông Olivier Lacost, đại diện Tổng cục Du lịch, Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp; ông Lê Hồng Chương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, ông Đào Ngọc Anh, Chuyên viên Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Việt Nam, cùng đông đảo bà con Việt kiều và các bạn bè Pháp luôn quan tâm và yêu mến Việt Nam.
Hội thảo còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty du lịch, lữ hành như Hit Voyage, Tangka voyage, Nova voyages… và đại diện một số hãng hàng không Việt Nam và Pháp Vietnam Airlines và Air France.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe các tham luận nêu bật tiềm năng du lịch, những cố gắng và thành tựu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt các đại biểu, nhất là các bạn bè Pháp còn được thăm quan - "qua màn ảnh nhỏ" - một số điểm du lịch đặc sắc của Việt Nam và hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam qua việc bộ phim tài liệu về du lịch Việt Nam được trình chiếu trong dịp này.
Đại sứ Dương Chí Dũng đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo với sự tham dự đông đảo của các đại diện Tổng cục Du lịch Pháp, các công ty du lịch và người Pháp gốc Việt. Đại sứ nhấn mạnh từ lâu, Việt Nam luôn là một trong các điểm đến hấp dẫn và ưa thích của du khách Pháp, bạn bè Pháp muốn khám phá những nét đặc sắc, huyền bí và vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam, đồng thời qua Việt Nam có thể đến khám phá một các nước Đông Dương, Đông Nam Á khác… Họ đã cảm nhận nhiều điều thú vị ở những nơi đây.
Trong năm 2011, Việt Nam đã đón vị khách du lịch đặc biệt thứ 6 triệu là người Pháp (ông Curvalle Bernard François cùng gia đình) - mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch Việt Nam. Theo ông, đối với người Việt Nam, Pháp cũng luôn là địa chỉ hấp dẫn mà người Việt Nam mong muốn được đến thăm và khám phá.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, Đại sứ cho biết để phát triển ngành công nghiệp "không khói" này của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn tạo điều kiện và ủng hộ các sáng kiến tổ chức các lễ hội, hội chợ, các hoạt động giới thiệu đất nước con người Việt Nam và quảng bá du lịch Việt Nam, như Lễ hội du lịch ba nước Đông Dương (tháng 9/2011) đã để lại tiếng vang lớn không chỉ Pháp mà cả ở các nước châu Âu, và tới đây là lễ hội du lịch Biển ở Brest, với sự tham gia của Hải Phòng, thành phố biển Việt Nam.
Theo ông đây không chỉ là những cơ hội tốt để tăng cường sự giao lưu trao đổi về văn hóa, kinh tế, thương mại… tăng cường những hiểu hiểu biết sâu rộng về đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam-Pháp mà còn là cơ hội để tăng cường việc mời gọi đầu tư Pháp và các nước châu Âu để phát triển cơ sở hạ tầng và khôi phục, nâng cấp các di tích, địa danh… cho ngành du lịch Việt Nam.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự gia tăng khách du lịch đến Việt Nam, cần đa dạng hóa các lọai hình du lịch và đan xen với việc phát triển các hình thức du lịch truyền thống, như du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng… Phát triển du lịch thương mại sẽ không chỉ góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế và mà còn phát triển ngoại giao toàn diện đất nước.
Về phần mình , ông Đào Ngoc Anh, cho biết Du lịch Việt Nam từ những năm 90 đã xác định thị trường Pháp là thị trường truyền thống, trọng điểm, quan trọng và cũng là một trong các xu hướng phát triển ngành. Khách du lịch Pháp đến Việt Nam theo chiều hướng ngày càng tăng "nhanh, mạnh và nhiều."
Trong năm 2011, Việt Nam đã đón trên 200.000 lượt khách Pháp. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mới đây đã thông qua với mục tiêu tăng trưởng trung bình 11,5-12% mỗi năm cho giai đoạn 2011-2020.
Nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ở Pháp và Tây Âu đã được triển khai như tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đi thăm tiếp cận các thị trường Pháp và châu Âu, tham gia các hội chợ du lịch, như "Việt Nam Hoài niệm," trao đổi kinh nghiệm giữa các đối tác Pháp-Việt.
Việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng luôn được chú trọng và tăng cường… Du lịch Việt Nam luôn coi Pháp là một cánh cửa mở ra để đến với các thị trường châu Âu khác./.
Lê Hà-Nguyên Tuyên/Paris (Vietnam+)