Hội thảo mang tên “Hiểu biết về Việt Nam: từ tiếng Việt gốc Pháp nhân chứng của thời đại” diễn ra tối 11/1 tại trụ sở của Hội Người Việt Nam tại Pháp, thủ đô Paris.
Người chủ trì hội thảo - ông Nguyễn Quý Đạo, giáo sư-tiến sỹ danh dự Đại học Trung ương Paris; Giám đốc nghiên cứu Ưu tú, Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển chữ viết tiếng Việt, sự biến đổi qua các thời kỳ.
Ông cũng đưa ra những ví dụ cụ thể và sinh động về một số lượng lớn từ tiếng Việt gốc Pháp và từ tiếng Pháp được Việt hóa sử dụng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Nó chỉ xuất hiện trong từ điển song ngữ Pháp-Việt, mà không có trong các từ điển khác. Nhất là những từ được sử dụng trong các ngành khoa học khác nhau và đời sống hàng ngày trên các tấm biển quảng cáo, trên tường hay trước cửa các hàng quán của Việt Nam như complet (com lê), mètre (mét), ciment (ximăng), câble (cáp), caoutchouc (cao su).
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo cho biết ông đã tập hợp được khoảng 600 từ tiếng Việt gốc Pháp và được ghi lại trong một thư mục của riêng ông. Khối lượng từ này được sắp xếp theo những chuyên mục khác ngành nghề khác nhau như xây dựng, rau-hoa-quả, âm nhạc, y học, toán học hay giao thông.
Với rất nhiều các ví dụ được trình bày, giáo sư Nguyễn Quý Đạo cho thấy tuy tiếng Pháp chưa trở thành quốc ngữ như một vài nước Pháp ngữ ở Châu Phi, nhưng nó đã có rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt xưa và nay.
Đặc biệt, tại hội thảo các đại biểu còn được xem bộ phim “Where are hall the flowers," do giáo sư Nguyễn Quý Đạo, xây dựng năm 2004 ở Việt Nam về cuộc triển lãm tượng điêu khắc của nhà điêu khắc nổi tiếng Nguyễn Kim Xuân - tác giả bức tượng Thánh Gióng được khánh thành tại Sóc Sơn, ngày 10/10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hội thảo do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF), Trung Tâm thông tin tư liệu Việt Nam hiện đại (CID) và Hội Hữu nghị Pháp-Việt phối hợp tổ chức./.
Người chủ trì hội thảo - ông Nguyễn Quý Đạo, giáo sư-tiến sỹ danh dự Đại học Trung ương Paris; Giám đốc nghiên cứu Ưu tú, Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển chữ viết tiếng Việt, sự biến đổi qua các thời kỳ.
Ông cũng đưa ra những ví dụ cụ thể và sinh động về một số lượng lớn từ tiếng Việt gốc Pháp và từ tiếng Pháp được Việt hóa sử dụng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Nó chỉ xuất hiện trong từ điển song ngữ Pháp-Việt, mà không có trong các từ điển khác. Nhất là những từ được sử dụng trong các ngành khoa học khác nhau và đời sống hàng ngày trên các tấm biển quảng cáo, trên tường hay trước cửa các hàng quán của Việt Nam như complet (com lê), mètre (mét), ciment (ximăng), câble (cáp), caoutchouc (cao su).
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo cho biết ông đã tập hợp được khoảng 600 từ tiếng Việt gốc Pháp và được ghi lại trong một thư mục của riêng ông. Khối lượng từ này được sắp xếp theo những chuyên mục khác ngành nghề khác nhau như xây dựng, rau-hoa-quả, âm nhạc, y học, toán học hay giao thông.
Với rất nhiều các ví dụ được trình bày, giáo sư Nguyễn Quý Đạo cho thấy tuy tiếng Pháp chưa trở thành quốc ngữ như một vài nước Pháp ngữ ở Châu Phi, nhưng nó đã có rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt xưa và nay.
Đặc biệt, tại hội thảo các đại biểu còn được xem bộ phim “Where are hall the flowers," do giáo sư Nguyễn Quý Đạo, xây dựng năm 2004 ở Việt Nam về cuộc triển lãm tượng điêu khắc của nhà điêu khắc nổi tiếng Nguyễn Kim Xuân - tác giả bức tượng Thánh Gióng được khánh thành tại Sóc Sơn, ngày 10/10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hội thảo do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF), Trung Tâm thông tin tư liệu Việt Nam hiện đại (CID) và Hội Hữu nghị Pháp-Việt phối hợp tổ chức./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)