Hội thảo khoa học thân thế và sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tổ chức ngày 20/4, tại quê hương cụ ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, nhân kỷ niệm 136 năm ngày sinh và 65 năm ngày mất của cụ.
Tham gia Hội thảo có đồng chí Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu khoa học ở nhiều địa phương trên toàn quốc, cùng lãnh đạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng...
Tại Hội thảo đã có gần 100 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử, văn học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn ở nhiều địa phương trình bày với nhiều nội dung chính như Những vấn đề lịch sử liên quan đến sự nghiệp chính trị của cụ Huỳnh Thúc Kháng từ một yếu nhân của phong trào Duy Tân đến lúc trở thành một yếu nhân trong Nhà nước cách mạng Việt Nam; Mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng như một biểu trưng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước chân chính được thể hiện qua các tham luận; Những di sản để lại của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tấm gương gắn kết người trí thức với vận mệnh của dân tộc...
Cụ Huỳnh Thúc Kháng tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục, nhưng một số tham luận đã tiếp cận chủ đề này. Đặc biệt, trên lĩnh vực hoạt động báo chí, trong đó có tờ Tiếng Dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập và trực tiếp là một cây bút nổi tiếng đã được nhiều tác giả đề cập trong tham luận. Nhiều tham luận còn đề cập đến mối quan hệ của cụ Huỳnh với nhiều nhân vật và các địa phương. Trong đó, các bài viết của cụ Huỳnh để lại không ít những tư liệu và quan điểm liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa...
Cuộc Hội thảo này được coi là sinh hoạt sử học lần thứ ba góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng, những bài học của một tấm gương trí thức yêu nước tiêu biểu, kết nối phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX với phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục được phát huy ngay ở những năm đầu của thế kỷ 21 này.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả khẳng định rằng Hội thảo là dịp để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng - Một chí sỹ yêu nước nổi tiếng, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, vị lãnh đạo Nhà nước mẫu mực, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam.
Qua đó, khẳng định những cống hiến to lớn của cụ đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, giáo dục và phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống hiếu học của mảnh đất và con người xứ Quảng, cho thế hệ hôm nay và mai sau; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phát triển Quảng Nam nói riêng./.
Tham gia Hội thảo có đồng chí Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu khoa học ở nhiều địa phương trên toàn quốc, cùng lãnh đạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng...
Tại Hội thảo đã có gần 100 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử, văn học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn ở nhiều địa phương trình bày với nhiều nội dung chính như Những vấn đề lịch sử liên quan đến sự nghiệp chính trị của cụ Huỳnh Thúc Kháng từ một yếu nhân của phong trào Duy Tân đến lúc trở thành một yếu nhân trong Nhà nước cách mạng Việt Nam; Mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng như một biểu trưng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước chân chính được thể hiện qua các tham luận; Những di sản để lại của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tấm gương gắn kết người trí thức với vận mệnh của dân tộc...
Cụ Huỳnh Thúc Kháng tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục, nhưng một số tham luận đã tiếp cận chủ đề này. Đặc biệt, trên lĩnh vực hoạt động báo chí, trong đó có tờ Tiếng Dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập và trực tiếp là một cây bút nổi tiếng đã được nhiều tác giả đề cập trong tham luận. Nhiều tham luận còn đề cập đến mối quan hệ của cụ Huỳnh với nhiều nhân vật và các địa phương. Trong đó, các bài viết của cụ Huỳnh để lại không ít những tư liệu và quan điểm liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa...
Cuộc Hội thảo này được coi là sinh hoạt sử học lần thứ ba góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng, những bài học của một tấm gương trí thức yêu nước tiêu biểu, kết nối phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX với phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục được phát huy ngay ở những năm đầu của thế kỷ 21 này.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả khẳng định rằng Hội thảo là dịp để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng - Một chí sỹ yêu nước nổi tiếng, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, vị lãnh đạo Nhà nước mẫu mực, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam.
Qua đó, khẳng định những cống hiến to lớn của cụ đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, giáo dục và phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống hiếu học của mảnh đất và con người xứ Quảng, cho thế hệ hôm nay và mai sau; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phát triển Quảng Nam nói riêng./.
Trần Tĩnh (TTXVN)