Ngày 21/8, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg và Mạng lưới Đoàn kết nhân dân Nam-Nam (RLS) tổ chức hội thảo quốc tế "Khủng hoảng toàn cầu và chiến lược của các phong trào cánh tả và phong trào xã hội tiến bộ tại Đông Nam Á."
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội đến từ các nước tiểu vùng sông Mekong, quốc tế và Việt Nam đã tham dự.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã điểm lại tình hình kinh tế-xã hội thế giới, cũng như phong trào xã hội tiến bộ trong những năm qua tại khu vực Đông Nam Á.
Bà Nguyễn Thị Bình cho biết tại khu vực Đông Nam Á, phong trào xã hội tiến bộ trong những năm qua có nhiều bước phát triển. Đã có nhiều tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội ra đời. Nhiều hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác hành động giữa các tổ chức nhân dân, phong trào tiến bộ ở khu vực đã bắt đầu được tổ chức. Đây là một diễn biến tích cực đóng góp vào tiến trình xây dựng ASEAN thành một cộng đồng có môi trường hòa bình an ninh lành mạnh, sự phát triển kinh tế thịnh vượng và nền chính trị ổn định.
Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã chia sẻ sau nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam mong muốn có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đó đã đạt được một số thành tựu, đưa đất nước từ kém phát triển trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đó là cơ hội nhưng cũng là một thách thức rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ mong muốn các đại biểu thảo luận, phân tích về các vấn đề liên quan đến khủng hoảng toàn cầu; củng cố Mạng lưới Đoàn kết Nhân dân Nam-Nam, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các tổ chức tiến bộ thuộc khu vực Đông Nam Á...
Bà Nadja Charaby, Trưởng đại diện RLS Việt Nam nhấn mạnh đến khái niệm "Phát triển." Ở góc độ toàn cầu, trong một thời gian quá lâu, khái niệm này được nhìn nhận nhiều dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng cơ bản là tối đa hóa sản lượng kinh tế và mở rộng hoạt động kinh tế sẽ tạo ra của cải quốc gia nhiều hơn và làm cho cơ cấu sản xuất tiến tiến hơn dẫn đến sự thịnh vượng hơn.
Bà N.Charaby nhấn mạnh mặc dù có thể có lý do hợp lý cho việc này tại một số thời điểm cho một số nước, điều đó không có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế lâu dài sẽ mang lại mức độ ngày càng cao của sự phát triển tổng thể. Cái giá cho sự tăng trưởng kinh tế cần phải được đánh giá. Suy thoái môi trường có thể theo sau sự gia tăng sử dụng tài nguyên hoặc phát sinh chất thải...
Nêu bật sự cần thiết của việc sử dụng bền vững tài nguyên, bà N.Charaby cho rằng, sự bình đẳng cũng cần phải là một chỉ số phát triển quan trọng với các quốc gia....
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tham gia các phiên thảo luận về tác động của cuộc khủng hoàng toàn cầu đến các nước; tình hình phong trào nhân dân.../.
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội đến từ các nước tiểu vùng sông Mekong, quốc tế và Việt Nam đã tham dự.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã điểm lại tình hình kinh tế-xã hội thế giới, cũng như phong trào xã hội tiến bộ trong những năm qua tại khu vực Đông Nam Á.
Bà Nguyễn Thị Bình cho biết tại khu vực Đông Nam Á, phong trào xã hội tiến bộ trong những năm qua có nhiều bước phát triển. Đã có nhiều tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội ra đời. Nhiều hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác hành động giữa các tổ chức nhân dân, phong trào tiến bộ ở khu vực đã bắt đầu được tổ chức. Đây là một diễn biến tích cực đóng góp vào tiến trình xây dựng ASEAN thành một cộng đồng có môi trường hòa bình an ninh lành mạnh, sự phát triển kinh tế thịnh vượng và nền chính trị ổn định.
Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã chia sẻ sau nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam mong muốn có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đó đã đạt được một số thành tựu, đưa đất nước từ kém phát triển trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đó là cơ hội nhưng cũng là một thách thức rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ mong muốn các đại biểu thảo luận, phân tích về các vấn đề liên quan đến khủng hoảng toàn cầu; củng cố Mạng lưới Đoàn kết Nhân dân Nam-Nam, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các tổ chức tiến bộ thuộc khu vực Đông Nam Á...
Bà Nadja Charaby, Trưởng đại diện RLS Việt Nam nhấn mạnh đến khái niệm "Phát triển." Ở góc độ toàn cầu, trong một thời gian quá lâu, khái niệm này được nhìn nhận nhiều dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng cơ bản là tối đa hóa sản lượng kinh tế và mở rộng hoạt động kinh tế sẽ tạo ra của cải quốc gia nhiều hơn và làm cho cơ cấu sản xuất tiến tiến hơn dẫn đến sự thịnh vượng hơn.
Bà N.Charaby nhấn mạnh mặc dù có thể có lý do hợp lý cho việc này tại một số thời điểm cho một số nước, điều đó không có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế lâu dài sẽ mang lại mức độ ngày càng cao của sự phát triển tổng thể. Cái giá cho sự tăng trưởng kinh tế cần phải được đánh giá. Suy thoái môi trường có thể theo sau sự gia tăng sử dụng tài nguyên hoặc phát sinh chất thải...
Nêu bật sự cần thiết của việc sử dụng bền vững tài nguyên, bà N.Charaby cho rằng, sự bình đẳng cũng cần phải là một chỉ số phát triển quan trọng với các quốc gia....
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tham gia các phiên thảo luận về tác động của cuộc khủng hoàng toàn cầu đến các nước; tình hình phong trào nhân dân.../.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)