Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, ngày 20/4, Tỉnh ủy Quảng Trị phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo “40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ thành cổ 1972-2012.”
Tham dự Hội thảo có các tướng lĩnh đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch này; các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, các nhân chứng lịch sử…
Cách đây 40 năm, với khí thế tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 cùng thắng lợi của chiến dịch Đường 9-Nam Lào năm 1971, sau khi phân tích tình hình giữa ta và địch trên các chiến trường, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nghị quyết tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giải phóng Trị-Thiên nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, buộc địch phải chấp nhận một giải pháp chính trị theo điều kiện của ta.
11giờ 30 phút, ngày 30/3/1972, cuộc tiến công chiến lược của ta bắt đầu. Bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương, phát huy sức mạnh hiệp đồng binh chủng tiến công vào tuyến phòng thủ Đường 9 của địch. Sau hơn 1 tháng chiến dịch, ngày 1/5/1972, quân địch phải rút khỏi thị xã Quảng Trị. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng gồm hơn 100.000 dân.
Ngày 28/6/1972, địch sử dụng hai sư đoàn cơ động chiến lược mở đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm lại thị xã Quảng Trị. Theo thống kê, trong 81 ngày đêm, số lượng bom, đạn mà địch đã ném xuống đây tương đương với 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima. Nhưng tại đây, địch đã gặp phải sự chiến đấu quyết liệt của quân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ (từ 28/6-16/9/1972). Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm đã giữ vững trận địa vào thời điểm quyết định nhất, tạo lợi thế cho ta trên bàn Hội nghị Paris đang đi đến hồi kết thúc có lợi cho ta.
Chiến dịch tiến công và nổi dậy năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu chống địch tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị là chiến thắng oanh liệt, có ý nghĩa lịch sử to lớn; là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Các tham luận tại Hội thảo đã khẳng định và làm sáng tỏ các nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, quân ủy Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Trị; sự phát triển, trưởng thành trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch và nghệ thuật chỉ huy tác chiến của các lực lượng vũ trang; tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch và cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân dân Quảng Trị; làm rõ âm mưu, thủ đoạn, bản chất hiếu chiến của đế quốc Mỹ và tay sai trong việc tái chiếm vùng giải phóng; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, về phối hợp và chiến đấu giữa các lực lượng...
Từ đó vận dụng và phát huy những kinh nghiệm, bài học vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay; làm rõ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Trị trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, chiến đấu bảo vệ và giữ vùng giải phóng; khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và chiến dịch năm 1972 nói riêng.
Đánh giá về chiến dịch giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ, tham luận gửi tới Hội thảo của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng “sự kiện này góp phần tạo bước ngoặt trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.” “Thắng lợi này là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vì sự nghiệp giải phóng miền Nam , thống nhất Tổ quốc”.
Theo Đại tá, phó giáo sư-tiến sỹ Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 tạo bước ngoặt quan trọng trên bàn đàm phán Hội nghị Paris.
Theo ông Lê Hữu Phúc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, thắng lợi tại mặt trận Quảng Trị năm 1972, đặc biệt là cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị đã góp phần tích cực thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, đó là: Phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, giành thắng lợi quyết định năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua.
Đã 40 năm trôi qua, song những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện giải phóng Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị và Thành cổ vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau./.
Tham dự Hội thảo có các tướng lĩnh đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch này; các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, các nhân chứng lịch sử…
Cách đây 40 năm, với khí thế tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 cùng thắng lợi của chiến dịch Đường 9-Nam Lào năm 1971, sau khi phân tích tình hình giữa ta và địch trên các chiến trường, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nghị quyết tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giải phóng Trị-Thiên nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, buộc địch phải chấp nhận một giải pháp chính trị theo điều kiện của ta.
11giờ 30 phút, ngày 30/3/1972, cuộc tiến công chiến lược của ta bắt đầu. Bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương, phát huy sức mạnh hiệp đồng binh chủng tiến công vào tuyến phòng thủ Đường 9 của địch. Sau hơn 1 tháng chiến dịch, ngày 1/5/1972, quân địch phải rút khỏi thị xã Quảng Trị. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng gồm hơn 100.000 dân.
Ngày 28/6/1972, địch sử dụng hai sư đoàn cơ động chiến lược mở đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm lại thị xã Quảng Trị. Theo thống kê, trong 81 ngày đêm, số lượng bom, đạn mà địch đã ném xuống đây tương đương với 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima. Nhưng tại đây, địch đã gặp phải sự chiến đấu quyết liệt của quân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ (từ 28/6-16/9/1972). Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm đã giữ vững trận địa vào thời điểm quyết định nhất, tạo lợi thế cho ta trên bàn Hội nghị Paris đang đi đến hồi kết thúc có lợi cho ta.
Chiến dịch tiến công và nổi dậy năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu chống địch tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị là chiến thắng oanh liệt, có ý nghĩa lịch sử to lớn; là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Các tham luận tại Hội thảo đã khẳng định và làm sáng tỏ các nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, quân ủy Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Trị; sự phát triển, trưởng thành trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch và nghệ thuật chỉ huy tác chiến của các lực lượng vũ trang; tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch và cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân dân Quảng Trị; làm rõ âm mưu, thủ đoạn, bản chất hiếu chiến của đế quốc Mỹ và tay sai trong việc tái chiếm vùng giải phóng; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, về phối hợp và chiến đấu giữa các lực lượng...
Từ đó vận dụng và phát huy những kinh nghiệm, bài học vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay; làm rõ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Trị trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, chiến đấu bảo vệ và giữ vùng giải phóng; khẳng định những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và chiến dịch năm 1972 nói riêng.
Đánh giá về chiến dịch giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ, tham luận gửi tới Hội thảo của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng “sự kiện này góp phần tạo bước ngoặt trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.” “Thắng lợi này là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vì sự nghiệp giải phóng miền Nam , thống nhất Tổ quốc”.
Theo Đại tá, phó giáo sư-tiến sỹ Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 tạo bước ngoặt quan trọng trên bàn đàm phán Hội nghị Paris.
Theo ông Lê Hữu Phúc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, thắng lợi tại mặt trận Quảng Trị năm 1972, đặc biệt là cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị đã góp phần tích cực thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, đó là: Phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, giành thắng lợi quyết định năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua.
Đã 40 năm trôi qua, song những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện giải phóng Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị và Thành cổ vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau./.
Dương Vương Lợi (TTXVN)