Ngày 30/10, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội thảo khoa học “Từ xứ Mô Xoài xưa đến Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay.”
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học lĩnh vực lịch sử của các Viện, trường đại học, bảo tàng các tỉnh trong cả nước đã đến dự, trình bày tham luận và đóng góp ý kiến.
Với 83 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là vùng đất được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là tên gọi xưa nhất, đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay, trong đó thành phố Bà Rịa là trung tâm của vùng đất Mô Xoài. Đây là địa bàn dừng chân đầu tiên của người Việt vùng Thuận-Quảng trên hành trình vào khai khẩn đất hoang và lập nên những xóm làng người Việt trên vùng đất địa đầu Nam Bộ.
Từ xứ Mô Xoài, cư dân người Việt mở rộng địa bàn khai phá, mở đất về Đồng Nai, Bến Nghé, rồi vượt sông Vàm Cỏ, vươn tới sông Tiền, sông Hậu, lãnh thổ Đại Việt nối liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Như vậy, có thể nói xứ Mô Xoài là vùng đất mở đầu trang sử khai phá và xác lập chủ quyền của người Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ ngày nay.
Cũng chính vì vậy, Bà Rịa được gọi là địa đầu trấn Biên Hòa và cũng là địa đầu của cả vùng đất Nam Bộ. Từ nhiều thế kỷ trước, các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thường nhắc về xứ Mô Xoài-Bà Rịa như một vùng đất danh tiếng. Đến nay, nhiều nghiên cứu khảo cổ, di tích và tên làng, văn hóa đã chứng minh rõ sự hình thành và phát triển của xứ Mô Xoài. Tính từ thời điểm dinh điền xứ Mô Xoài được thành lập năm 1623 đến nay, vùng đất Bà Rịa ngày nay đã gần 400 năm tuổi.
Các tham luận tại Hội thảo của các nhà khoa học bên cạnh việc đưa ra những luận chứng rõ nét, chứng minh về vùng đất Mô Xoài; đồng thời làm sáng tỏ, khẳng định thêm những mối quan hệ về lịch sử, văn hóa, con người, về kinh tế của xứ này đối với các tỉnh khác của vùng đất phương Nam.
Những cơ sở khoa học trên đã giúp xác định rõ nguồn gốc, truyền thống của vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như vùng đất phương Nam ngày nay để từ đó có phương án lưu giữ, tôn tạo, quản lý, giáo dục truyền thống và phát huy các giá trị lịch sử xứ Mô Xoài, cụ thể trước mắt là kỷ niệm 390 năm vùng đất Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2013 và sau đó là 400 năm khai mở xứ Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2023./.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học lĩnh vực lịch sử của các Viện, trường đại học, bảo tàng các tỉnh trong cả nước đã đến dự, trình bày tham luận và đóng góp ý kiến.
Với 83 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là vùng đất được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là tên gọi xưa nhất, đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay, trong đó thành phố Bà Rịa là trung tâm của vùng đất Mô Xoài. Đây là địa bàn dừng chân đầu tiên của người Việt vùng Thuận-Quảng trên hành trình vào khai khẩn đất hoang và lập nên những xóm làng người Việt trên vùng đất địa đầu Nam Bộ.
Từ xứ Mô Xoài, cư dân người Việt mở rộng địa bàn khai phá, mở đất về Đồng Nai, Bến Nghé, rồi vượt sông Vàm Cỏ, vươn tới sông Tiền, sông Hậu, lãnh thổ Đại Việt nối liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Như vậy, có thể nói xứ Mô Xoài là vùng đất mở đầu trang sử khai phá và xác lập chủ quyền của người Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ ngày nay.
Cũng chính vì vậy, Bà Rịa được gọi là địa đầu trấn Biên Hòa và cũng là địa đầu của cả vùng đất Nam Bộ. Từ nhiều thế kỷ trước, các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thường nhắc về xứ Mô Xoài-Bà Rịa như một vùng đất danh tiếng. Đến nay, nhiều nghiên cứu khảo cổ, di tích và tên làng, văn hóa đã chứng minh rõ sự hình thành và phát triển của xứ Mô Xoài. Tính từ thời điểm dinh điền xứ Mô Xoài được thành lập năm 1623 đến nay, vùng đất Bà Rịa ngày nay đã gần 400 năm tuổi.
Các tham luận tại Hội thảo của các nhà khoa học bên cạnh việc đưa ra những luận chứng rõ nét, chứng minh về vùng đất Mô Xoài; đồng thời làm sáng tỏ, khẳng định thêm những mối quan hệ về lịch sử, văn hóa, con người, về kinh tế của xứ này đối với các tỉnh khác của vùng đất phương Nam.
Những cơ sở khoa học trên đã giúp xác định rõ nguồn gốc, truyền thống của vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như vùng đất phương Nam ngày nay để từ đó có phương án lưu giữ, tôn tạo, quản lý, giáo dục truyền thống và phát huy các giá trị lịch sử xứ Mô Xoài, cụ thể trước mắt là kỷ niệm 390 năm vùng đất Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2013 và sau đó là 400 năm khai mở xứ Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2023./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)