Ngày 21 và 22 tháng 8, tại Thành phố Hải Dương, Hội thảo thẩm định nguồn tin trong cơ quan báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức đã thu hút sự tham gia của trên 60 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí trong cả nước.
Bà Annelie - Nguyên giám đốc Học viên Nâng cao báo chí Thụy Điển trong lời mở đầu hội thảo đã nhấn mạnh: “Vấn đề thẩm định nguồn tin trên báo chí hiện nay rất phức tạp. Nhà báo đang phải phụ thuộc rất nhiều vào việc nguồn tin có được cung cấp chuẩn xác hay không và cơ quan, người cung cấp thông tin có đảm bảo sự tin cậy, khách quan của thông tin hay không trong khi họ luôn phải tỉnh táo xác định thông tin nào là đáng tin cậy và thông tin nào không đáng tin cậy!”
Cục trưởng Cục báo chí - Nhà báo Hoàng Hữu Lượng khẳng định “Thẩm định nguồn tin chính là sự khởi đầu, tạo nên sự đúng đắn, khách quan và khoa học cho tác phẩm báo chí”.
Theo ông Lượng, thẩm định nguồn tin trên báo chí là một quy trình và quy trình này luôn được tuân thủ một cách rất nghiêm túc, chặt chẽ ở một số nước.
Các toà soạn luôn áp dụng “phiếu nộp bài của phóng viên”, phiếu này gồm những câu hỏi nhằm đảm bảo các phóng viên và biên tập viên đều phải có trách nhiệm đầy đủ về mỗi thông tin được sử dụng trên mặt báo.
Phiếu này đòi hỏi phải có những câu trả lời về việc phóng viên đó đã thu thập đủ căn cứ cho nguồn tin chưa, cơ sở pháp lý để khẳng định chắc chắn độ tin cậy của nguồn tin… cũng như cam kết của phóng viên đó về việc họ đã đủ căn cứ khi thu thập nguồn tin, và đã có sự thẩm định đảm bảo sự khách quan của nguồn tin đó.
Đối với người biên tập, trên cơ sở những cam kết của phóng viên, sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa soạn về việc họ quyết định đăng hay không đăng báo những thông tin đó.
Khi tin, bài đã được đăng tải, nếu phát hiện sai sót, tòa soạn sẽ căn cứ phiếu trên để xem xét để xử lý trách nhiệm của phóng viên và biên tập viên – người “gác cửa” thông tin, trình thông tin lên ban biên tập duyệt đăng…
Ông Lượng cũng thừa nhận, việc xử lý các vi phạm về thông tin sai trên báo chí của Việt Nam lâu nay còn bỏ qua trách nhiệm của người làm công tác biên tập, trong khi có thể vì sự vô trách nhiệm của mình, người đó có thể làm sai lệch cả một bài báo.
Đối với một số vụ án lớn, chỉ vì sử dụng nguồn tin chưa được thẩm định, đã khiến một số nhà báo phải bị xử lý kỷ luật thậm trí còn bị xử lý hình sự, một bài học đau xót cho các nhà báo.
Các phát biểu của nhiều nhà báo- đại biểu tham dự hội thảo đã cho thấy, có rất nhiều điều phải rút kinh nghiệm trong một vụ việc vi phạm, thông tin sai của nhà báo như việc thiếu chin chắn, cẩn trọng khi khai thác thông tin (chỉ nghe kể, không xác minh lại thông tin, thiếu căn cứ pháp lý để khẳng định tính chính xác của thông tin… đã viết bài), khi biên tập và quyết định đăng tải trên mặt báo.
Nhà báo Phan Lợi (Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh việc “ thẩm định thông tin trước khi xuất bản là một khâu rất quan trọng” và “ bất cứ tòa soạn nào cũng phải trả giá” nếu có những sơ sẩy. Vấn đề đưa ra từ các chuyên gia Thụy Điển là cần có những “bộ quy tắc” để đảm bảo hạn chế tối đa những sơ sẩy đáng tiếc đó.
Nhà báo Bá Kiên (Báo Tiền Phong) nói, anh “dám chắc trong làng báo Việt Nam hiện nay, ít có cơ quan báo chí nào có được bộ quy chuẩn chung về thẩm định nguồn tin, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trên cơ sở pháp luật quy định, tuy nhiên quy định pháp luật hiện hành lại khó bao quát hết !”
Từ “Thực trạng thẩm định nguồn tin của các cơ quan báo chí Việt Nam” đã được Cục báo chí khảo sát và công bố trong báo cáo đề dẫn, những thông lệ quốc tế và bài học kinh nghiệm quý giá do chuyên gia Thụy Điển bà Annete Novak chia sẻ, những thảo luận về các tình huống của các nhà báo, hội thảo tiếp tục dành thời gian đi tới những nội dung thiết thực, có ý nghĩa “cải thiện chất lượng tác nghiệp báo chí trong việc thẩm định nguồn tin” như giải pháp tháo gỡ khó khăn, quy trình chuẩn mực trong thẩm định nguồn tin./.
Bà Annelie - Nguyên giám đốc Học viên Nâng cao báo chí Thụy Điển trong lời mở đầu hội thảo đã nhấn mạnh: “Vấn đề thẩm định nguồn tin trên báo chí hiện nay rất phức tạp. Nhà báo đang phải phụ thuộc rất nhiều vào việc nguồn tin có được cung cấp chuẩn xác hay không và cơ quan, người cung cấp thông tin có đảm bảo sự tin cậy, khách quan của thông tin hay không trong khi họ luôn phải tỉnh táo xác định thông tin nào là đáng tin cậy và thông tin nào không đáng tin cậy!”
Cục trưởng Cục báo chí - Nhà báo Hoàng Hữu Lượng khẳng định “Thẩm định nguồn tin chính là sự khởi đầu, tạo nên sự đúng đắn, khách quan và khoa học cho tác phẩm báo chí”.
Theo ông Lượng, thẩm định nguồn tin trên báo chí là một quy trình và quy trình này luôn được tuân thủ một cách rất nghiêm túc, chặt chẽ ở một số nước.
Các toà soạn luôn áp dụng “phiếu nộp bài của phóng viên”, phiếu này gồm những câu hỏi nhằm đảm bảo các phóng viên và biên tập viên đều phải có trách nhiệm đầy đủ về mỗi thông tin được sử dụng trên mặt báo.
Phiếu này đòi hỏi phải có những câu trả lời về việc phóng viên đó đã thu thập đủ căn cứ cho nguồn tin chưa, cơ sở pháp lý để khẳng định chắc chắn độ tin cậy của nguồn tin… cũng như cam kết của phóng viên đó về việc họ đã đủ căn cứ khi thu thập nguồn tin, và đã có sự thẩm định đảm bảo sự khách quan của nguồn tin đó.
Đối với người biên tập, trên cơ sở những cam kết của phóng viên, sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa soạn về việc họ quyết định đăng hay không đăng báo những thông tin đó.
Khi tin, bài đã được đăng tải, nếu phát hiện sai sót, tòa soạn sẽ căn cứ phiếu trên để xem xét để xử lý trách nhiệm của phóng viên và biên tập viên – người “gác cửa” thông tin, trình thông tin lên ban biên tập duyệt đăng…
Ông Lượng cũng thừa nhận, việc xử lý các vi phạm về thông tin sai trên báo chí của Việt Nam lâu nay còn bỏ qua trách nhiệm của người làm công tác biên tập, trong khi có thể vì sự vô trách nhiệm của mình, người đó có thể làm sai lệch cả một bài báo.
Đối với một số vụ án lớn, chỉ vì sử dụng nguồn tin chưa được thẩm định, đã khiến một số nhà báo phải bị xử lý kỷ luật thậm trí còn bị xử lý hình sự, một bài học đau xót cho các nhà báo.
Các phát biểu của nhiều nhà báo- đại biểu tham dự hội thảo đã cho thấy, có rất nhiều điều phải rút kinh nghiệm trong một vụ việc vi phạm, thông tin sai của nhà báo như việc thiếu chin chắn, cẩn trọng khi khai thác thông tin (chỉ nghe kể, không xác minh lại thông tin, thiếu căn cứ pháp lý để khẳng định tính chính xác của thông tin… đã viết bài), khi biên tập và quyết định đăng tải trên mặt báo.
Nhà báo Phan Lợi (Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh việc “ thẩm định thông tin trước khi xuất bản là một khâu rất quan trọng” và “ bất cứ tòa soạn nào cũng phải trả giá” nếu có những sơ sẩy. Vấn đề đưa ra từ các chuyên gia Thụy Điển là cần có những “bộ quy tắc” để đảm bảo hạn chế tối đa những sơ sẩy đáng tiếc đó.
Nhà báo Bá Kiên (Báo Tiền Phong) nói, anh “dám chắc trong làng báo Việt Nam hiện nay, ít có cơ quan báo chí nào có được bộ quy chuẩn chung về thẩm định nguồn tin, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trên cơ sở pháp luật quy định, tuy nhiên quy định pháp luật hiện hành lại khó bao quát hết !”
Từ “Thực trạng thẩm định nguồn tin của các cơ quan báo chí Việt Nam” đã được Cục báo chí khảo sát và công bố trong báo cáo đề dẫn, những thông lệ quốc tế và bài học kinh nghiệm quý giá do chuyên gia Thụy Điển bà Annete Novak chia sẻ, những thảo luận về các tình huống của các nhà báo, hội thảo tiếp tục dành thời gian đi tới những nội dung thiết thực, có ý nghĩa “cải thiện chất lượng tác nghiệp báo chí trong việc thẩm định nguồn tin” như giải pháp tháo gỡ khó khăn, quy trình chuẩn mực trong thẩm định nguồn tin./.
(Vietnam+)